Nấm da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến, dễ lây lan, dù không nguy hiểm song gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Cách trị nấm da đầu không khó, nhưng cần điều trị đúng nguyên nhân, kiên trì và dứt điểm.
05/11/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị dứt điểm nấm kẽ chân
24/10/2020 | Nấm móng tay: nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả
09/05/2020 | Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách chữa trị triệt để
1. Nấm da đầu và triệu chứng
Tác nhân gây ra nấm ở da đầu là vi khuẩn nấm gàu, chúng cư trú trong nang tóc và da đầu, gây xuất hiện những vảy gàu nhỏ, ở từng khu vực nhiễm bệnh có mảng màu trắng đục đóng vảy lớn.
Nấm da đầu ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ
Tùy vào cơ địa và tác nhân nấm gây bệnh, nấm da đầu sẽ phát triển theo 3 giai đoạn sau với triệu chứng đặc trưng:
1.1. Giai đoạn 1: Xuất hiện vảy gàu, rụng tóc và có cảm giác ngứa
Đây là giai đoạn khởi phát của nấm ở da đầu, người bệnh có cảm giác ngứa da đầu và rụng tóc, đồng thời gàu cũng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên nhiều người mắc bệnh ở giai đoạn này chủ quan, chỉ nghĩ rằng mình vệ sinh da đầu chưa tốt. Song việc chăm chỉ gội đầu, vệ sinh kỹ càng hơn cũng không khiến tình trạng bệnh cải thiện được nhiều.
1.2. Giai đoạn 2: Cảm giác ngứa tăng lên, có thể xuất hiện mụn da đầu
Gàu và chất nhờn do vi khuẩn nấm kích thích tuyến bã nhờn gây ra ở giai đoạn này đã rất nhiều. Người bệnh gần như luôn trong trạng thái ngứa, bứt rứt, khó chịu, không thể ngừng hành động gãi.
Gãi mạnh mới khiến người bệnh bớt cảm giác khó chịu này, song lại khiến da đầu tổn thương, chảy máu, đóng vảy. Ngoài ra, tay gãi vùng da đầu bị nấm vô tình mang theo nguồn bệnh sang vùng da đầu khác khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Người bệnh nấm da đầu bị cảm giác ngứa vô cùng bứt rứt
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti ở vùng da bệnh và lan rộng dần. Những nốt mụn này không chỉ gây đau đớn mà còn làm tổn thương nang tóc, khiến tóc rụng nhiều.
1.3. Giai đoạn 3: Tóc rụng không kiểm soát
Ở giai đoạn phát triển cuối của nấm ở vùng da đầu, hiện tượng rụng tóc xảy ra thường xuyên với mức độ ngày một tăng dần. Người bệnh dùng nhiều biện pháp nhưng không thể ngăn rụng tóc vì nấm ở da đầu đã phát triển mạnh, bắt buộc điều trị loại bỏ nấm, phục hồi nang tóc mới giúp tóc mới mọc ra.
Rụng tóc có thể đi kèm với hiện tượng viêm da lan rộng khắp vùng da đầu và các vùng da khác, ảnh hưởng lớn đến tâm lý bệnh nhân. Hầu hết người bệnh nấm da đầu đến giai đoạn này mới tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu.
2. Phân biệt nấm da đầu và vảy nến da đầu
Bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý da liễu khác, nhất là vảy nến da đầu. Muốn trị nấm ở da đầu bắt buộc phải xác định đúng bệnh và dùng đúng thuốc điều trị. Điều trị sai sẽ khiến bệnh phát triển mạnh hơn, triệu chứng cũng nặng hơn.
Dù triệu chứng ban đầu của nấm da đầu và vảy nến da đầu tương đối giống nhau, song người bệnh có thể căn cứ vào một số dầu hiệu khác biệt sau:
2.1. Nấm ở da đầu
-
Vùng da đầu nhiễm bệnh xuất hiện vảy gàu trắng, có thể có mụn nước.
-
Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.
-
tóc rụng nhiều.
-
Xuất hiện mụn đỏ viêm nhiễm, sau đó lan rộng ra cùng các vảy gàu bết dính bao bọc.
2.2. Vảy nến da đầu
-
Vùng da đầu nhiễm bệnh có dạng ban đỏ.
-
Da đầu có cảm giác khô rát, ngứa ngáy, khó chịu.
-
Không gặp tình trạng rụng tóc.
-
Có vảy da khô, bong tróc cùng vảy trắng ở vùng viền trán và tai. Nặng hơn vảy xuất hiện khắp da đầu.
Nấm ở da đầu do tác nhân nấm gây ra, còn bệnh vảy nến da đầu và bệnh tự miễn liên quan đến cơ địa và rối loạn hệ miễn dịch, vì thế cách điều trị ở 2 bệnh là khác nhau. Nhìn chung nấm da đầu dễ điều trị hơn.
3. Cách trị nấm da đầu
Trị nấm ở da đầu không quá khó khăn, bạn có thể lựa chọn biện pháp điều trị tại nhà bằng phương pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc tùy theo tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3.1. Trị nấm da đầu bằng thuốc
Hiện nay trị nấm ở da đầu có 2 dạng thuốc uống và bôi, thuốc bôi thường áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu thuốc bôi không thể phát huy tác dụng hoặc vì nguyên nhân khác mà bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc uống toàn thân.
Thuốc trị nấm dạng bôi
Thuốc sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm nấm, giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là thuốc khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm do tóc che khuất, đôi khi phải loại bỏ tóc hoàn toàn để bôi thuốc. Một số loại thuốc bôi trị nấm thường dùng như: Miconazol, Ketoconazole, Naftifine, Fluconazole, Clotrimazol,…
Thuốc trị nấm dạng uống
Ưu điểm của thuốc trị nấm dạng uống là có thể đặc trị dứt điểm, tạo khả năng kháng nấm từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên các loại thuốc này thường gây 1 số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban,… Đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ, cần theo dõi sát sao và can thiệp y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường.
Thuốc uống có tác dụng đặc trị nấm ở vùng da đầu
Hai loại thuốc uống trị nấm phổ biến hiện nay là: Griseofulvin điều trị trong 8 - 10 tuần, Terbinafine điều trị trong 4 - 6 tuần.
3.2. Phương pháp trị nấm tự nhiên
Các biện pháp tự nhiên sau hiệu quả với các trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp với điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả.
Dùng chanh
Chanh chứa acid tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm tốt. Cách trị nấm bằng chanh là sử dụng nước cốt chanh pha loãng, thoa hỗn hợp lên tóc và massage trong 10 - 15 phút trước khi xả sạch.
Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và thúc đẩy làm lành tổn thương da. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất trộn với dầu dừa để ủ tóc. Thực hiện cách ngày kiên trì để thấy được kết quả.
Dầu dừa
Massage da đầu bằng dầu dừa từ 1 - 2 phút không những giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu do nấm da đầu mà tinh chất dưỡng còn nuôi dưỡng tóc rất tốt.
Dầu dừa giúp giảm ngứa và nuôi dưỡng tóc rất tốt
Giấm
Pha loãng giấm với nước, bạn đã có được một dung dịch tẩy tế bào chết, giảm gàu và ngứa hiệu quả.
Nấm da đầu không phải là bệnh lý khó điều trị, điều quan trọng là bạn cần phối hợp tích cực với bác sĩ, điều trị kiên trì và thường xuyên.