Viêm xoang hàm là một dạng viêm xoang xảy phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc xoang với đặc trưng không gây tổn thương xương. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng như viêm họng, viêm đa xoang, viêm thần kinh thị giác…
Viêm xoang hàm là gì?
Xoang là bộ phận được bao bọc bởi lớp niêm mạc và có chức năng làm nhẹ đầu, lọc và sưởi ấm không khí, làm thùng cộng hưởng âm thanh. Vùng xoang bên cạnh mũi gồm 8 xoang chủ yếu gồm 4 xoang bên trái và 4 xoang bên phải. Cụ thể gồm xoang trán, xoang sàng (sàng trước và sàng sau), xoang bướm và xoang hàm.
Trong đó, xoang hàm là nhóm hai xoang có kích thước lớn nhất trong tất cả các xoang. Nó phát triển bên trong thân của xương hàm và là loại xoang chỉ được hình thành khi trẻ vửa chào đời. Xoang hàm là bộ phận có cấu tạo bao gồm các hốc xoang nằm ở xung quanh tại vùng mắt và hai bên má.
Viêm xoang hàm là một trong những dạng viêm xoang phổ biến nhất. Căn bệnh này được hiểu đơn giản là tình trạng lớp niêm mạc này đó là bị sưng viêm và phù nề. Lý do là lớp niêm mạc ở xoang hàm có cấu tạo nhờ lớp lông dày để duy trì độ ẩm bên trong xoang, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những yếu tố nguy cơ bên ngoài.
Vì vậy, khi mắc bệnh viêm xoang hàm không chỉ làm suy giảm chức năng vùng niêm mạc hàm mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau dữ dộ do tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng. Theo các chuyên gia, dựa vào mức độ tình trạng viêm xoang mà căn bệnh này được chia làm 2 thể gồm viêm xoang hàm cấp tính và viêm xoang hàm mãn tính.
Còn nếu dựa vào vị trí bị viêm thì bệnh có thể được chia ra làm 3 loại chính:
- Viêm xoang hàm trái: Các ổ viêm nhiễm gây bệnh tại phần hốc xoang bên trái khiến cho lớp niêm mạc tại vùng này bị dày lên, kèm theo đó là triệu chứng tiết nhiều dịch nhầy gây ra sự khó chịu cho người bệnh.
- Viêm xoang hàm phải: Cũng tương tự như cơ chế mắc bệnh của viêm xoang hàm trái, chỉ khác là vị trí viêm nhiễm lại nằm ở vùng niêm mạc phải. Tình trạng này gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau nhức bên má phải, chảy nhiều nước mũi, nếu nặng hơn có thể kèm theo máu hoặc mủ.
- Viêm xoang hàm 2 bên: Tình trạng này xảy ra đồng thời ở cả 2 bên má, thậm chí cả mắt cũng bị lây viêm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang hàm
Như thông tin ở trên thì bệnh viêm xoang hàm được chia làm nhiều loại, vì vậy tùy vào từng vị trí bị viêm xoang như ở trên, trái, phải…mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể, những người mắc bệnh viêm xoang hàm sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:
- Bị đau đớn dữ dội ở phần mặt, đặc biệt ở 2 bên gò má.
- Phần đỉnh đầu bị đau nhức râm ran, kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, hoa mắt…
- Bên trong mũi bị ứ dịch mủ, tồn đọng quá nhiều sẽ khiến dịch mủ chảy ra kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Dịch mủ chảy xuống cổ họng, xuống dạ dày gây ợ hơi, trào ngược dạ dày khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi.
Tuy nhiên trên thực tế thì biểu hiện của mỗi vị trí sẽ khác nhau tùy theo từng thể bệnh như:
Người bệnh bị viêm xoang hàm ở giai đoạn cấp tính sẽ gây ra một số các triệu chứng điển hình như xuất hiện các cơn đau ở vùng hốc mắt, đau nhức lan dần ra hai bên má, đỉnh đầu, vùng thái dương. Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, trưa và giảm dần khi về đêm. Đặc biệt, khi thực hiện một số hoạt động đặc thù như chạy nhảy, cúi người, hoạt động mạnh…cũng có thể làm tăng nặng cơn đau.
Bên cạnh đó, vì đây chỉ là bệnh viêm xoang hàm vừa khởi phát, ở giai đoạn đầu nên không thể tránh khỏi tình trạng chảy nước mũi nhiều. Ban đầu nước mũi có thể loãng, màu trắng trong nhưng càng về sau thì nước mũi càng đặc, chuyển sag màu vàng và kèm theo mùi hôi.
Các triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 6 tháng hoặc hơn, nếu các triệu chứng ở giai đoạn này không được khắc phục và điều trị dứt điểm bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nguy hiểm.
Khi viêm xoang hàm giai đoạn cấp tính không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đối với mức độ bệnh này, các dấu hiệu điển hình hoàn toàn không giống như ở giai đoạn đầu. Lúc này, dịch mũi chảy rất nhiều, có màu xanh và khá hôi khiến mũi bị nghẹt.
Cùng với đó là triệu chứng đau nhức râm ran ở vùng mắt, cơn đau dần lan lên 2 hốc mắt, ban đầu cơn đau âm ỉ rồi bắt đầu tăng dần mức độ, ngày càng dữ dội.
- Viêm xoang quai hàm do mắc các bệnh về răng
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình giống như bệnh viêm xoang hàm cấp tính như bị sốt, đau mặt râm ran, từ mũi chảy ra dịch mủ và có mùi hôi thối khó ngửi. Đặc biệt, nếu mắc căn bệnh này trong một thời gian dài không điều trị thì hậu quả cuối cùng sẽ là chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang hàm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang hàm. Trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến nhất gồm:
- Người bệnh bị viêm mũi dị ứng kéo dài trong một thời gian nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
- Do yếu tố bẩm sinh tổn thương hoặc bị lệch vách ngăn mũi hoặc do bị chấn thương.
- Người bệnh mắc một số bệnh lý về răng miệng điển hình như sâu răng, biến chứng viêm tủy răng, thậm chí nguy hiểm hơn là hoại tử chân răng tạo điều kiện hình thành các ổ vi khuẩn vào xoang.
- Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, chúng tấn công mạnh mẽ và gây ra viêm xoang hàm.
- Một số các yếu tố nguy cơ, tác nhân tác động từ bên ngoài như môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột…cũng là điều kiện lý tưởng để hình thành nên các ổ vi khuẩn và xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Do cơ địa của người bệnh nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân như dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, hải sản…
- Những người bị biến dạng do phẫu thuật hoặc có cấu trúc xương hàm bị tổn thương cũng dễ gây ra bệnh viêm xoang hàm.
Bệnh viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Biến chứng của viêm xoang hàm
Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh viêm xoang hàm là một trong những bệnh lý khá phức tạp và tương đối nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra những biến chứng ngoài ý muốn về răng miệng, thậm chí có vài trường hợp còn gây ra bệnh viêm đa xoang.
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát không bao lâu sẽ có các biểu hiện đau nhức, lớp niêm mạc sưng đỏ và phù nề gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe tổng thể cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng công việc của người bệnh.
Còn nếu bệnh chuyển biến sang mức độ nặng, bệnh viêm xoang hàm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như:
- Biến chứng ở mắt: Biến chứng đầu tiên chính là tình trạng viêm dây thần kinh thị giác, áp xe tuyến lệ, áp xe mí mắt, sưng mắt, viêm các mô liên kết xung quanh mí mắt,…
- Biến chứng đường hô hấp: Nếu viêm xoang hàm mãn tính không được điều trị kịp thời có thể lây lan đến các cơ quan khác trong đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm đa xoang…
- Biến chứng ở tai: Viêm xoang hàm nặng gây ra các tác động tiêu cực đến dây thần kinh thính giác, gây ra tình trạng viêm tai giữa, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, thậm chí là gây điếc vĩnh viễn…
- Biến chứng ở não: Đây được xem là biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm xoang hàm. Mặc dù hơi hiếm gặp, không phải trường hợp mắc bệnh nào cũng gặp phải nhưng hoàn toàn có thể xảy ra như viêm màng não, áp – xe não, viêm não….thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Với những biến chứng nguy hiểm vừa kể trên, có thể thấy rằng bệnh viêm xoang hàm rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cảnh báo dấu hiệu về các bệnh lý Tai – Mũi – Họng nên tốt nhất thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách điều trị viêm xoang hàm hiệu quả và an toàn
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại nên có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang hàm. Mỗi biện pháp sẽ có các ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cũng như điều kiện mà người bệnh sẽ được bác sĩ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây trị viêm xoang hàm
Sau khi trải qua quá trình thăm khám và chẩn đoán, xét nghiệm bằng các phương pháp như nội soi, chụp X quang…Kết quả thăm khám cuối cùng chính là cơ sở để bác sĩ kết luận loại bệnh mà bạn đang mắc phải, mức độ nặng hay nhẹ và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây được sử dụng để chữa bệnh viêm xoang hàm. Trong đó, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế và giết chết vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả đối với các trường hợp điều trị nhiễm virus. Một số loại thuốc phổ biến như: nhóm Penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin…), nhóm Cephalospotin, nhóm Macrolid, nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…), nhóm Cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).
- Thuốc chống dị ứng: Loại thuốc này có khả năng ức chế sự tác động của các chất trung gian đối với cơ thể. Một số nhóm thuốc phổ biến như: thuốc kháng Histamine (dạng viên, dạng xịt, dạng nước uống, nhỏ mũi, nhỏ mắt…), nhóm thuốc Corticoid (dạng bôi, dạng uống, xịt mũi, nhỏ mắt…).
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này chủ yếu gồm 2 loại: thuốc giảm đau không gây mê thông thường như Paracetamol và nhóm NSAISs như Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen…có tác dụng nhẹ; thuốc giảm đau gây mê như Morphine, Codein…có tác dụng mạnh.
- Thuốc chống phù nề: Loại thuốc chống phù nề phổ biến nhất là nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid NSAIDs bằng cách ngăn chặn Protaglandin.
Ngoài những loại thuốc vừa kể trên, tùy vào từng trường hợp mắc bệnh cũng như các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài mà bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm nhiễm thích hợp đối với người bệnh.
Mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng thuốc Tây để đẩy lùi các triệu chứng bệnh cũng như làm giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm của bệnh viêm xoang hàm. Lưu ý, việc sử dụng thuốc Tây phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, trong khoảng thời gian quy định, không tự ý ngưng thuốc hay lạm dụng thuốc để tránh gây nhờn thuốc cùng các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Phẫu thuật viêm xoang hàm
Phẫu thuật hay còn được gọi là điều trị ngoại khoa là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị viêm xoang hàm. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ chỉ được cân nhắc chỉ định cho những trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa. Bởi phương pháp này có thể khiến người bệnh đối mặt với những rủi ro ngoài ý muốn như biến chứng hậu phẫu, bệnh tái phát trở lại…
Hiện nay, một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm xoang hàm như:
- Phẫu thuật polyp mũi
- Phẫu thuật chỉnh hình vách mũi
- Tiến hành chọc xoang để hút hết dịch mũi ra ngoài
- Thực hiện thủ thuật Proetz để súc rửa khoang mũi
Thực hiện phẫu thuật điều trị viêm xoang hàm cần được cân nhắc kỹ lưỡng, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng uy tín, đáng tin cậy, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa những hậu quả có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà chữa viêm xoang hàm
Ngoài điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa thì áp dụng các mẹo dân gian tại nhà cũng là phương pháp được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích áp dụng trong trường hợp mắc bệnh viêm xoang hàm mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh vừa mới khởi phát, chưa gây ra biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số mẹo dân gian tại nhà đơn giản, dễ thực hiện đã được chứng minh về công hiệu và khả năng chữa bệnh:
- Gừng: Gừng vốn là loại nguyên liệu dân dã, phổ biến và dễ tìm kiếm. Theo các nghiên cứu khoa học, gừng có chứa một lượng lớn thành phần Gingerol có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng gừng để làm trà uống hằng ngày hoặc dùng gừng tươi kết hợp với các món ăn hằng ngày.
- Lá lốt: Sử dụng khoảng 5 – 7 lá lốt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt rồi nhỏ trực tiếp vào mũi, ngày làm 2 lần, mỗi lần từ 1 – 2 giọt. Cách này giúp mũi trở nên thông thoáng hơn, làm sạch khoang mũi, tiêu diệt ổ khuẩn.
- Nghệ: Dùng một củ nghệ tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Sử dụng phần nước cốt này để nhỏ trực tiếp vào mũi để hỗ trợ diệt khuẩn, tiêu diệt hoàn toàn các ổ viêm, từ đó làm loãng các dịch đờm, khai thông đường mũi.
- Lá chanh: Lấy một nắm lá chanh rửa sạch và nấu với nước lọc trong khoảng 10 phút. Sau đó, sử dụng nước lá chanh này để súc miệng mỗi ngày để giúp làm sạch cổ họng.
- Mật ong và tỏi: Tỏi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và trộn cùng 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất. Dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa sạch khoang mũi, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi đưa vào bên trong khoang mũi, giữ nguyên trong vòng 1 tiếng, kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần mỗi tuần để đem lại kết quả tốt nhất.
Trên thực tế, các mẹo dân gian này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên nên hoàn toàn lành tính, an toàn và tiết kiệm chi phí, cách làm lại không quá phức tạp. Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quả thì các mẹo này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa của người bệnh.
Nếu áp dụng trong một thời gian dài mà không cảm nhận được kết quả cải thiện bệnh khả quan, tốt nhất người bệnh nên ngưng áp dụng và thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang hàm
Nếu như sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị viêm xoang hàm khiến người bệnh đắn đo vì lo sợ tác dụng phụ, rủi ro ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh viêm xoang hàm bằng thuốc Tây chỉ có khả năng đáp ứng điều trị triệu chứng chứ không khiến bệnh dứt điểm hoàn toàn.
Trong khi các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang hàm lại có khả năng chữa bệnh tận gốc, bám sát cơ chế tác động chuyên sâu từ gốc đến ngọn, các triệu chứng của bệnh được kiểm soát bởi các vị thuốc Đông y, đồng thời giúp bổ sung, hồi phục sức khỏe của người bệnh.
Một số bài thuốc phổ biến như:
- Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang hàm cấp tính: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm đạm tử cầm 12g, kim ngân và thương nhĩ mỗi loại 16g, chỉ tử 8g, hạ khô thảo 16g, vị mạch môn 12g, tân di 12g, cây ké đầu ngựa 16g và 40g thạch cao. Đem các nguyên liệu đi sắc thành nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang hàm mãn tính: Chuẩn bị kim ngân hoa 16g, 12g đan bì, 12g mạch môn, sơn thù và ngưu tất mỗi thứ 4g, 16g thục địa, 8g cao ban long…Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cho vào siêu sắc với nước lọc, đến khi thấy nước thuốc đổi màu, cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia đều làm 3 phần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang hàm do dị ứng: Chuẩn bị 20g thủ ô, 6g phòng phong, sinh khương và tế tân mỗi loại 6g, ké đầu ngựa và đảng sâm mỗi loại 16g, bạch truật, bạch thược và bạch chỉ mỗi loại 12g, 6g táp nhân và 4g cam thảo đất. Sắc 1 thang thuốc gồm tất cả các nguyên liệu này, lọc lấy nước thuốc và chia làm 2 lần uống.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang hàm có hiệu quả trị bệnh là điều không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, thời gian để thuốc phát huy tác dụng mất khá nhiều thời gian, người bệnh bắt buộc cần phải chuẩn bị tâm lý kiên trì và quyết tâm thực hiện.
Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang hàm hiệu quả
Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và đối với bệnh viêm xoang hàm cũng vậy. Việc điều trị bệnh bằng thuốc để đẩy lùi bệnh tật thì người bệnh hãy thay đổi suy nghĩ của mình, nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình điều trị bệnh.
Một số biện pháp đơn giản và phổ biến sau đây mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà như:
- Những người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm và dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, nước hoa…Trong thời tiết giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn hình thành và phát triển. Vì vậy, khi bị ngứa mũi, người bệnh tránh sử dụng tay để ngoáy mũi nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập.
- Phải đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh xa những địa điểm có nhiều bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thay cho những loại thực phẩm không có dưỡng chất, thức ăn nhiều gia vị cay nóng, thức ăn nhanh…Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng dịch nhầy tích tụ bên trong khoang mũi, ức chế sự lưu thông của mũi.
- Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung các dưỡng chất khác như kẽm, vitamin, omega – 3 để hỗ trợ quá trình điều trị viêm xoang hàm hiệu quả hơn.
- Tránh xa các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích, chứa cồn, gas, caffein…để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe tổng thể cùa người bệnh.
Tóm lại, bệnh viêm xoang hàm được các chuyên gia xếp vào nhóm một trong những căn bệnh phổ biến nhưng lại nguy hiểm và khó có thể chữa khỏi dứt điểm. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể về đường hô hấp, hãy nhanh chóng đến bệnh viện, thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.