Viêm amidan quá phát là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh bị sưng họng, ho nhiều, đau rát, khó chịu,… tác động trực tiếp đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Viêm amidan quá phát nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan quá phát là gì?
Viêm amidan quá phát là hệ quả của việc điều trị bệnh viêm amidan cấp tính không dứt điểm, tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng amidan sưng phồng, đau nhức, viêm đỏ và tái lại nhiều lần.
Các biểu hiện viêm amidan quá phát có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện tại một hoặc hai bên amidan. Viêm amidan quá phát được chia thành các cấp độ với những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
- Cấp độ 1: Bệnh lý ở cấp độ này điển hình bởi tổn thương amidan to và cuống gọn. Ở giai đoạn này, phần amidan bị viêm thường có chiều ngang nhỏ, có thể chiếm nhỏ hơn 1/4 so với khoảng cách ở chân trụ trước amidan,
- Cấp độ 2: Các triệu chứng bệnh lý khi tiến triển đến cấp độ 2, amidan sẽ có hình dạng to tròn tương tự như cấp độ 1. Nhưng chiều ngang sẽ có xu hướng nhỏ lại, chiếm khoảng 1/3 so với khoảng cách ở chân trụ trước amidan.
- Cấp độ 3: Đây được xem là mức độ nặng của bệnh viêm amidan quá phát. Bệnh lý kèm theo những triệu chứng đau nhức, khó chịu. Về đặc điểm, lúc này amidan có nhiều ngang bằng hoặc nhỏ hơn 1/2 so với khoảng cách ở chân trụ trước.
- Cấp độ 4: Viêm amidan cấp độ 4 hay còn gọi là thể xơ chìm, bệnh lý tiến triển nặng nề và thường gặp nhiều ở người trưởng thành. Ở cấp độ này, bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương nhô cao, gồ, vùng amidan bị viêm có màu đỏ sẫm và trụ sau có xu hướng dày hơn.
Nguyên nhân khởi phát bệnh lý
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng viêm amidan nói chung và viêm amidan quá phát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Cụ thể:
- Viêm amidan tái phát liên tục: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm amidan quá phát là các triệu chứng bệnh viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, không được điều trị dứt điểm hoàn toàn.
- Bị virus, vi khuẩn tấn công: Những loại virus, vi khuẩn có nguy cơ gây bùng phát các triệu chứng viêm amidan và amidan quá phát như: Virus Parainfluenza, Adenovirus, virus Parainfluenzae, liên cầu khuẩn,…
- Cấu tạo amidan: Amidan có cấu tạo từ những khe hốc nhỏ. Điều này có thể khiến vi khuẩn, thức ăn thừa bị chặn lại trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dần sẽ làm tăng nguy gây ra bệnh viêm amidan hoặc khiến bệnh lý tái phát nhiều lần và gây ra viêm amidan quá phát.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết chuyển lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý. Bởi lúc này cơ thể không thể thích nghi tốt với sự thay đổi của thời tiết, gây tổn thương amidan và gây viêm nhiễm.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý đường hô hấp: Với những trường hợp mắc các bệnh lý nền liên quan đến hô hấp như ho gà, cảm cúm, sởi,… sẽ có nguy cơ mắc viêm bệnh viêm amidan và amidan quá phát so với những người bình thường.
- Cơ thể dễ bị nhiễm lạnh: Thói quen ăn uống những thực phẩm lạnh hoặc cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thường xuyên là một trong những tác nhân khởi phát triệu chứng bệnh lý.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm amidan quá phát còn có thể khởi phát bởi những yếu tố như hệ thống miễn dịch suy yếu, chế độ dinh dưỡng không khoa học, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn,…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát gây ra những triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, hệ hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát:
- Triệu chứng tại chỗ: Với những trường hợp bị viêm amidan quá phát, người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng đau rát, ngứa ngáy, sưng phồng ở cổ họng, ho và vướng khi nuốt nước bọt và thức ăn. Nhất là trường hợp bị viêm amidan hốc mủ khi tiết chất dịch nhờn sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Do kích thước của amidan thay đổi nên giọng nói của người bệnh có thể thay đổi.
- Các triệu chứng toàn thân: Tình trạng viêm amidan quá phát tiến triển dai dẳng có thể khiến người bệnh đối mặt với những triệu chứng toàn thân như sụt cân không kiểm soát, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,… Bệnh lý có thể dẫn đến tắc đường hô hấp và gây ra hiện tượng khó thở hay ngừng thở khi ngủ.
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng viêm amidan quá phát có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần trong năm và kéo dài dai dẳng. Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà còn tác động xấu đến sức khỏe tổng thể về sau.
Bệnh viêm amidan quá phát nguy hiểm không?
Viêm amidan quá phát là trường hợp của bệnh viêm amidan ở mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
- Biến chứng tại chỗ: Đây được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm amidan quá phát. Người bệnh có nguy cơ bị áp xe amidan, sưng tấy lan sang những vùng xung quanh dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu, sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
- Biến chứng cận kề: Tổn thương do viêm amidan quá phát gây ra nếu không được điều trị kịp thời có thể tác động tiêu cực đến những cơ quan lân cận như tai – mũi – họng và gây ra các bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang,…
- Các biến chứng toàn thân: Những trường hợp bệnh lý tiến triển đến cấp độ 3 và cấp độ 4 có thể tác động đến những cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm cầu thận,…
- Biến chứng viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ: Những trường hợp trẻ em bị viêm amidan quá phát có thể gây biến dạng gương mặt do amidan sưng to, làm chậm phát triển thể chất, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Có thể thấy, viêm amidan quá phát là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan quá phát
Hiện nay, Y học có nhiều phương pháp chữa trị viêm amidan quá phát vừa mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, đối tượng mắc bệnh và tình trạng sức khỏe sẽ áp dụng những cách chữa phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp chữa trị viêm amidan quá phát được áp dụng phổ biến:
1. Phương pháp Tây y điều trị bệnh lý
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh mà áp dụng những phương pháp chữa trị phù hợp.
Sử dụng thuốc tân dược chữa trị
Thông thường, với những trường hợp viêm amidan quá phát ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Cụ thể:
- Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định với những trường hợp viêm amidan quá phát liên cầu tan huyết gây ra. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như zinnat, clamoxyl, augmentine,…
- Nhóm thuốc giảm đau, điển hình là thuốc Paracetamol được chỉ định nhằm cải thiện tình trạng đau họng, giảm sưng nề vùng amidan do bệnh lý gây ra.
- Thuốc làm giảm xung huyết như amitase, những loại men chống viêm,… giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả.
- Với những trường hợp trẻ em bị viêm amidan quá phát sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như amoxicillin, penicillin, erythromycin,…
- Ngoài những loại thuốc được sử dụng phổ biến trên, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng viêm như betadine, oropivalone, lysopaine…
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa liều dùng và tần suất sử dụng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc điều trị hoặc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt bỏ)
Phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) sẽ được bác sĩ cân nhắc với những trường hợp áp dụng điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Với phương pháp này sẽ giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức, sưng viêm, khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì việc phẫu thuật loại bỏ amidan cũng mang nhiều rủi ro.
Các trường hợp được chỉ định cắt bỏ amidan:
- Bệnh lý tái phát liên tục từ 7 – 8 lần/ năm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày
- Viêm amidan quá phát gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, áp xe,…
- Với trường hợp trẻ em mắc bệnh chỉ thực hiện phẫu thuật khi đủ 4 tuổi trở lên (trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác).
Lưu ý: Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc khoa học, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, nhằm giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
2. Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà
Bên cạnh tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa các phương pháp điều trị chuyên sâu. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng đau rát, sưng viêm khó chịu bằng những mẹo chữa dân gian được thực hiện tại nhà. Ưu điểm của cách chữa này là lành tính, an toàn, hạn chế lạm dụng thuốc Tây cũng như tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm amidan quá phát chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, người bệnh không nên phụ thuộc vào cách chữa.
- Gừng tươi cải thiện triệu chứng bệnh lý: Chuẩn bị 1 củ gừng, mang đi rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sau đó cho vào ly nước sôi hãm khoảng 10 phút rồi uống trực tiếp. Mẹo chữa này sẽ giúp làm ấm cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.
- Công thức chanh và đường phèn chữa bệnh: Chuẩn bị 1/2 quả chanh và 1 muỗng đường phèn. Vắt nước cốt chanh vào cốc và cho đường phèn vào cùng với nước sôi. Đậy kín nắp hãm trong vòng 10 phút rồi uống. Mỗi ngày uống đều đặn từ 1 – 2 ly sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm amidan quá phát nhanh chóng.
- Chữa viêm amidan quá phát với tỏi: Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, lột vỏ rồi đập dập. Sau đó trộn tỏi với 200ml sữa tươi rồi đun sôi trong 10 phút. Mỗi ngày uống 1 cốc sữa tỏi đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm. Ngoài ra, người bệnh có thể nướng củ tỏi (nguyên vỏ) đến khi vàng. Sau đó bóc vỏ, trộn đều với một ít muối hạt rồi ép lấy nước uống mỗi ngày.
Những lưu ý trong quá trình điều trị viêm amidan quá phát
Viêm amidan nói chung và viêm amidan quá phát nói riêng là một trong những bệnh lý liên quan đường hô hấp phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý có tính chất mãn tính và tái phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát lâu dài.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị viêm amidan quá phát hiệu quả. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, trứng, cá, thịt chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào. Đồng thời tránh xa những thức uống chứa chất kích thích, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Nên tập thói quen chia nhỏ các bữa ăn chính. Điều này sẽ làm giảm áp lực tại vùng họng, hạn chế tình trạng đau khi nuốt thức ăn.
- Hạn chế uống nước lạnh, ăn các món lạnh vì có thể kích thích amidan sưng viêm và tổn thương nghiêm trọng.
- Vệ sinh vùng họng và răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, virus tích tụ ở những hốc, khe ở vùng họng.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Mỗi ngày bổ sung đầy đủ từ 2 – 2.5 lít nước lọc giúp hạn chế tình trạng khô rát cổ họng, hạn chế cơn đau rát do bệnh lý gây ra.
- Luôn mang khẩu trang khi ra đường, đến những nơi bụi bẩn, môi trường ô nhiễm nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng chống lại những tác nhân gây bệnh.
- Người bệnh cần chủ động trong việc phòng ngừa và lựa chọn những phương pháp chữa trị phù hợp. Điều này giúp kiểm soát và khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.
Viêm amidan quá phát sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, những trường hợp chủ quan điều trị, có lối sống không khoa học, ăn uống không lành mạnh sẽ khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.