Blogs Blogs

Back

Vảy Nến Thể Mảng: Hình Ảnh, Biểu Hiện Lâm Sàng Và Điều Trị

Vảy nến thể mảng là một trường hợp phổ biến của bệnh vảy nến. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da xuất hiện những mảng đỏ hoặc hồng có kích thước lớn, đa dạng và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lân cận. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể mảng thường sử dụng các loại thuốc chữa trị, quang trị liệu và kết hợp thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh.

Vảy nến thể mảng: Hình ảnh, biểu hiện lâm sàng và điều trị
Vảy nến thể mảng là một trường hợp phổ biến của bệnh vảy nến. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da xuất hiện những mảng đỏ hoặc hồng có kích thước lớn

Vảy nến thể mảng là bệnh gì?

Vảy nến thể mảng còn có tên gọi khoa học là Psoriasis en plaques là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh vảy nến. Bệnh lý có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và bùng phát nhiều lần. Đa số các trường hợp mắc vảy nến thể mảng thường đã khởi phát bệnh từ vài năm trở lên.

Bệnh lý đặc trưng bởi các tổn thương da ở dạng mảng, có kích thước khá lớn khoảng 10 cm và được giới hạn với những vùng da bình thường. Vùng da bị vảy nến thể mảng có xu hướng nổi cộm hơn so với một số thể bệnh khác. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh vảy nến có tổn thương dạng mảng thường khu trú ở những vùng da thường tỳ đè như đầu gối, mặt trước của cẳng chân, khuỷu tay, lưng và ngực.

Tổn thương do bệnh lý gây ra thực chất là hệ quả của hoạt động tăng sinh quá mức của tế bào tầng thượng bì và tăng gián phân. Từ đó dẫn đến tình trạng rút ngắn thời gian tái tạo tế bào tầng thượng bì chỉ còn 2 – 4 ngày thay vì ở người bình thường là 20 – 27 ngày. Hoạt động tăng sinh quá mức của lớp sừng có thể gây ra các triệu chứng viêm, đỏ da và bong tróc các lớp vảy trắng, vàng.

Bệnh vảy nến ở dạng thể mảng có tính chất kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, đây được xem là bệnh da liễu lành tính, chỉ ảnh hưởng đến làn da và hầu như không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát ở nhóm đối tượng có độ tuổi từ 10 đến 30 và tỷ lệ mắc bệnh giữa nam – nữ là như nhau.

Các biểu hiện của bệnh vảy nến thể mảng

Tổn thương do bệnh vảy nến dạng mảng thường có biểu hiện điển hình. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Trên da xuất hiện những mảng da màu đỏ, hồng có đường kính khoảng 5 – 10 cm
  • Tổn thương da có ranh giới rõ ràng so với những khu vực da lân cận và có xu hướng nổi cộm hơn với những thể bệnh vảy nến khác.
  • Trên bề mặt da xuất hiện các vảy màu trắng bong tróc nhiều
  • Ở thể mảng, các triệu chứng bệnh lý thường tập trung ở những vùng da thường tỳ đè như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng, mặt trước cẳng chân,…
  • Với những trường hợp tổn thương bệnh lý gây ra xuất hiện ở vùng ngực sẽ có xu hướng lan rộng sang những vùng da xung quanh.
  • Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 40% ca bệnh khởi phát triệu chứng ngứa ngáy nhẹ, da đổ nhiều mồ hôi và tăng thân nhiệt.
  • Mức độ các triệu chứng vảy nến thể mảng có thể nặng nhẹ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển.

Một số hình ảnh bệnh vảy nến ở dạng mảng

Một số hình ảnh bệnh vảy nến ở dạng mảng
Ở thể mảng, các triệu chứng bệnh lý thường tập trung ở những vùng da thường tỳ đè như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng,…
Một số hình ảnh bệnh vảy nến ở dạng mảng
Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 40% ca bệnh khởi phát triệu chứng ngứa ngáy nhẹ, da đổ nhiều mồ hôi và tăng thân nhiệt
Một số hình ảnh bệnh vảy nến ở dạng mảng
Trên da xuất hiện những mảng da màu đỏ, hồng có đường kính khoảng 5 – 10 cm

Nguyên nhân gây ra bệnh lý

Y học hiện tại vẫn chưa thể xác định căn nguyên cụ thể gây ra bệnh vảy nến và vảy nến thể mảng. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy các triệu chứng bệnh lý có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền tại nhiễm sắc thể số 6. Thông thường, yếu tố này chỉ được kích thích khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài hoặc nội sinh như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài,…

Những yếu tố cộng hưởng này có thể gây ra những bất thường ở các thế bào tầng thượng bì, dẫn đến rối loạn cAMP cGMP PG. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi làm tăng sinh tế bào tầng thượng bì, tăng gián phân và khởi phát bệnh vảy nến.

Tuy chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây bùng phát các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu dịch tễ học và mô bệnh học có nhận thấy bệnh lý có liên quan đến những yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền/ gen: Đa số các trường hợp mắc bệnh vảy nến thể mảng khi có gen di truyền bệnh nằm tại nhiễm sắc thể số 6.
  • Bị nhiễm trùng: Các triệu chứng và tổn thương do bệnh lý gây ra có thể bùng phát mạnh mẽ khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng tại đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan,… Theo thống kê cho thấy, tình trạng nhiễm trùng do virus ARN và liên cầu khuẩn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phát sinh bệnh.
  • Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài: Những trường hợp bị vảy nến nói chung và mắc vảy nến dạng mảng nói riêng thường có nguy cơ bùng phát cao khi gặp những vấn đề liên quan đến thần kinh, dễ bị kích thích. Tình trạng này có thể khiến tổn thương da bệnh lý gây ra trở nên nặng nề hơn.
  • Chấn thương cơ học: Theo thống kê cho thấy có khoảng 14% ca mắc bệnh vảy nến thể mảng bùng phát do chấn thương cơ học như cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương.
  • Rối loạn chuyển hóa trên da: Trong các nghiên cứu mô bệnh học nhận thấy, vùng da bị bệnh vảy nến sẽ có chỉ số dùng oxy cao hơn gấp 400% so với khu vực da bình thường. Điều này có thể làm tăng kích thích hoạt động gián phân cũng như tổng hợp ADN ở tầng đáy tăng khoảng 8 lần. Từ đó, gây rối loạn hoạt động tạo sừng và bùng phát các triệu chứng trên da.

Vảy nến thể mảng là một trong những bệnh lý da liễu tự miễn. Từ các xét nghiệm cận lâm sàng có thể nhận thất các vảy da do bệnh lý gây ra xuất hiện IgG, yếu tố kháng nhân và tạo ra tình trạng tăng  IgE, IgG, IgA trong huyết tương.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý
Trong quá trình tiếp nhận và điều trị, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy các triệu chứng bệnh lý có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền tại nhiễm sắc thể số 6

Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng

Sau khi tiếp nhận người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý thông qua các vùng da bị tổn thương. Kế đến, có thể thực hiện một số xét nghiệm mô bệnh học trong trường hợp nhận thấy biểu hiện á sừng, xốp bào và dày sừng kết hợp với phương pháp cạo vảy Brocq. Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán đặc hiệu với bệnh lý. Xét nghiệm này sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng thìa nạo chuyên dụng lấy đi những lớp vảy bong tróc liên tục từ 2- – 10 lần để quan sát biểu hiện của làn da.

Sau khi thực hiện các chẩn đoán xác định, các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành một số chẩn đoán phân biệt với những vấn đề da liễu khác có hình thái tổn thương tương tự. Cụ thể:

  • Á vảy nến
  • Sẩn giang mai II
  • Vảy nến phấn hồng Gibert
  • Chàm khô
  • Á sừng liên cầu

Các phương pháp chữa trị bệnh vảy nến thể mảng

Do chưa xác định căn nguyên khởi phát bệnh lý, nên quá trình điều trị bệnh vảy nến dạng mảng thường gặp nhiều khó khăn. Những loại thuốc và một số phương pháp y tế chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý và ngăn ngừa bùng phát trong thời gian dài. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động trong việc tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và chủ động áp dụng các phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ

Các loại thuốc bôi chữa bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng được bác sĩ chỉ định theo từng đợt. Những thành phần hoạt chất có trong thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng bong tróc vảy, ngứa ngáy, kiểm soát hoạt động gián phân tại khu vực da bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi được sử dụng trong chữa bệnh vảy nến thể mảng thường được chỉ định:

Các loại thuốc chứa axit salicylic: Hoạt chất Axit salicylic có tác dụng bạt sừng và bong tróc vảy, giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Thuốc thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ và kem bôi và được chỉ định cho những trường hợp bị bệnh vảy nến. Các loại thuốc bôi chứa Axit salicylic sẽ hoạt động theo cơ chế cải thiện bong tróc vảy và tình trạng á sừng.

Goudron: Thuốc có công dụng khử oxy hóa, bao gồm 2 loại chính là Goudron có chiết xuất từ nhựa thông và Goudron có nguồn gốc từ than đá. Thuốc giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc vảy và tan nhiễm cộm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc Goudron có mùi hơi hắc và màu đen có thể gây khó chịu, viêm nang lông nếu sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc mỡ chứa corticoid: Các loại thuốc bôi này có công dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm viêm và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Các thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp ADN, bạch cầu đa nhân. Từ đó làm giảm phản ứng viêm, chống gián phân hiệu quả. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc mỡ chứa corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như giãn mao mạch, teo da, mỏng da, rạn da, dày sừng nang lông,…

Thuốc bôi Anthralin: Đây là một trong những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh vảy nến thể mảng. Những hoạt chất trong thuốc có tác dụng khử oxy, ức chế hoạt động của men 6-phosphate-deshydrogenase. Từ đó cải thiện tình trạng bong tróc vảy, đỏ da và thâm nhiễm. Thuốc bôi Anthralin thường được dùng trong 2 tuần đầu và chuyển sang liều dùng duy trì 2 lần/ tuần/ Tuy nhiên, thuốc làm tăng nguy cơ kích ứng da cao, người bệnh tránh để thuốc dính vào mắt. Bên cạnh đó, tranh tắm với nước ấm trong 1 giờ sau khi bôi thuốc.

Sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ
Các loại thuốc bôi chữa bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng được bác sĩ chỉ định theo từng đợt

Các loại thuốc bôi chứa Calcipotriol: Calcipotriol thực chất là đồng đẳng của vitamin B3, có công dụng kích thích hoạt động biệt hóa các tế bào sừng. Đồng thời ức chế quá trình tăng sinh tế bào tầng thượng bì. Nhờ đó, loại thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm, bong tróc vảy mạnh mẽ ở người bệnh. Thuốc bôi chứa Calcipotriol thường được chỉ định 2 lần/ ngày và liều tối đa là 100 gam/ tuần. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch tay với xà phòng sát khuẩn và vùng da cần điều trị, tránh bôi lên vùng da mặt.

2. Các loại thuốc uống chữa bệnh lý

Với những trường hợp bị vảy nến thể mảng có xu hướng lan rộng, việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc một số loại thuốc đường uống giúp khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp.

Retinoid: Hoạt chất là dẫn xuất tổng hợp vitamin A có khả năng biệt hóa tế bào, làm chậm quá trình tăng sinh biểu bì và điều hòa tăng trưởng. Thuốc có tác dụng làm giảm tổn thương da do bệnh lý gây ra, đồng thời phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong 7 ngày với liều 10 gam, sau đó tăng lên 20 – 25 mg/ ngày.

Methotrexate: Thành phần này hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic, ức chế tăng sinh tế bào sừng. Từ đó cải thiện tình trạng dày sừng tại vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Do đó, bác sĩ chỉ sử dụng thuốc cho những trường hợp bệnh vảy nến tiến triển phức tạp và lan rộng.

Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc đường uống trên, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng như thuốc kháng histamin tổng hợp, vitamin (C, A, H3, B12,…)

3. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng hay quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở dạng mảng mang lại hiệu quả cao. Liệu pháp được tiến hành bằng cách sử dụng tia UV nhân tạo tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nhờ đó làm giảm tổn thương, cải thiện những biểu hiện cơ năng. Với những trường hợp người bệnh vảy nến thể mảng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng PUVA trị liệu.

Liệu pháp sẽ dùng tia UVA có bước sóng trong khoảng 320 – 400nm và chiếu trong vòng 2 giờ. Kết hợp sử dụng các loại thuốc uống cảm ứng ánh sáng. Những bệnh nhân bệnh lý tiến ở mức độ nặng nề, các triệu chứng bùng phát dữ dội, quang hóa trị liệu sẽ được tiến hành từ 3 lần/ tuần trong vòng 30 ngày. Đến khi tình trạng bệnh lý dần ổn định sẽ được áp dụng thực hiện duy trì 1 lần/ tuần trong vòng 60 ngày.

Liệu pháp ánh sáng có tác dụng giảm hoạt hóa, chống quá trình phân bào, và cải thiện số lượng lympho T. Từ đó giúp ức chế quá trình tổng hợp ADN, cải thiện tình trạng gián phân hiệu quả. Áp dụng liệu pháp này còn giúp làm giảm tổn thương da, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa đỏ da, buồn nôn, nổi phỏng nước,… Hơn nữa, trong một số nghiên cứu cũng cho thấy, việc lạm dụng quang hóa trị liệu có thể dẫn đến tình trạng lão hóa da, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

4. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tại nhà giúp làm giảm thương tổn ở da cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Mỗi ngày dành 5 – 10 phút phơi nắng trong khoảng thời gian từ 6:00 – 9:00 sẽ tác động tích cực đến vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra

Dưới đây là một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể mảng tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả:

  • Tắm với nước ấm: Thói quen tắm với nước ấm thay vì nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng bong tróc da đáng kể. Bên cạnh đó, với nhiệt độ ấm của nước sẽ giúp giảm viêm, làm mềm da và ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thường xuyên phơi nắng: Mỗi ngày dành 5 – 10 phút phơi nắng trong khoảng thời gian từ 6:00 – 9:00 sẽ tác động tích cực đến vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời sẽ hỗ trợ hoạt động điều hòa chuyển hóa, giảm tốc độ tăng sinh tế bào sừng.
  • Tập luyện yoga: Tập yoga không chỉ giúp nâng cao thể trạng, sức khỏe mà còn tác động đến hệ thống thần kinh trung ương. Bởi các triệu chứng bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố căng thẳng thần kinh, lo âu, áp lực. Do đó, việc tập luyện yoga mỗi ngày sẽ giúp làm giảm áp lực tại não bộ, cải thiện hoạt động trao đổi chất và góp phần kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Kiểm soát và phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến thể mảng hiệu quả

Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da có tổn thương da dưới dạng mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần nhưng không đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ và ngoại hình.

Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa và chăm sóc bệnh vảy nến bùng phát trong thời gian dài thông qua những biện pháp sau:

  • Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định theo phác đồ điều trị duy trì
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng quá mức
  • Tránh xa những thức uống chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước có gas và thuốc lá
  • Chủ động trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp
  • Thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát căng thẳng hiệu quả, hạn chế rối loạn nội tiết tố.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sinh hoạt điều độ hỗ trợ làm giảm hoạt động hệ thống miễn dịch bất thường, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bệnh vảy nến thể mảng là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh vảy nến. Các triệu chứng bệnh lý tuy kéo dài dai dẳng nhưng thường lành tính, không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần chủ động trong thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/vay-nen-the-mang-3080.html
Comments
No comments yet. Be the first.