Vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu xảy ra phổ biến hiện nay với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy, bong tróc da,… Nếu không có phương án xử lý đúng cách ngay từ sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng gây tổn thương lan rộng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị bạn có thể tham khảo.
Vảy nến da đầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến là một dạng tổn thương ngoài da có liên quan đến yếu tố cơ địa. Khi khởi phát, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như da đầu, da mặt, cùi chỏ tay, chân, mặt,… Vảy nến da đầu là tình trạng khởi phát triệu chứng của bệnh vảy nến ở vùng da đầu và xung quanh. Dựa vào mức độ tổn thương trên da mà y khoa chia vảy nến thành hai dạng bệnh khác nhau là vảy nến da đầu nhẹ và vảy nến da đầu nặng.
Thống kê y khoa cho thấy, hiện tại có hơn 51% trường hợp vảy nến gây tổn thương tại vùng da đầu. Bệnh vảy nến khởi phát khi tế bào thượng bì tăng sinh quá mức. Quan sát bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương bắt đầu có dấu hiệu viêm đỏ, bong tróc và xuất hiện vảy trắng bạc tương tự như sáp nến. Ban đầu, bệnh chỉ gây tổn thương trên vùng da nhỏ sau đó lan rộng ra xung quanh nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến. nhưng đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn miễn dịch và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Do đây là bệnh lý khởi phát có liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa nên không có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng truyền từ bố hoặc mẹ sang con do ảnh hưởng từ gen di truyền.
Vảy nến da đầu là một dạng viêm da lành tính không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh khiến làn da trông rất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng cũng có một vài trường hợp, vảy nến da đầu không tiến hành điều trị dứt điểm đã gây ra biến chứng tại khớp như đau khớp, co rút khớp, viêm khớp,…
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Hiện nay y khoa vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu. Nhưng bệnh có thể khởi phát khi tế bào thượng bì và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bên trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh vảy nến bắt nguồn từ sự bất thường tại nhiễm sắc thể số 6 do tác động bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Điều này đã gây kích thích đến hoạt động của tế bào lympho T, gây rối loạn tế bào thượng bị và hình thành bệnh.
Thông thường, chu trình chuyển đổi tế bào ở tầng thượng bì phải cần đến 25 – 27 ngày mới hoàn thành. Nhưng ở bệnh nhân bị vảy nến thì quá trình này chỉ diễn ra chỉ từ 2 – 4 ngày. Điều này đã khiến cho tế bào sừng tăng sinh một cách quá mức, gây dày sừng và hình thành bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh bạn cần lưu ý để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp là:
- Di truyền
- Tác động cơ học như cào gãi, chà xát
- Căng thẳng thần kinh quá độ
- Bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn
- Mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa
- Kích ứng với dầu gội
- Rối loạn nội tiết tố
- Lạm dụng chất kích thích
- ….
Dấu hiệu nhận biết vảy nến da đầu
Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu khá giống với nấm da đầu, nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này và đưa ra phương án điều trị không phù hợp. Dưới đây là triệu chứng thường gặp khi bị vảy nến da đầu, người bệnh cần phải nắm rõ để có thể sớm nhận biết ra bệnh:
- Vùng da bị tổn thương bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ khác nhau về hình dạng và kích thước. Chúng có ranh giới rõ ràng với những vùng da lành xung quanh.
- Tại các mảng da đỏ sẽ có sự xuất hiện của ban đỏ, trở nên dày sừng và thô ráp. Sau đó, các mảng sừng này sẽ bong ra trông như gàu.
- Tổn thương do vảy nến gây ra không có dấu hiệu dừng lại, bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng đến những vùng da xung quanh như quanh đầu, sau gáy, trán,…
- Khi bị vảy nến, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy và đau nhức rất khó chịu. Nếu không xử lý đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và bội nhiễm.
Cách chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến da đầu cần được phát hiện và có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm giúp quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả. Vì thế, ngay khi phát hiện bản thân có triệu chứng của bệnh bạn cần tiến hành thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Các bước chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu trong y khoa là:
- Khám lâm sàng và kiểm tra bệnh sử
- Sinh thiết da
- Xét nghiệm mô bệnh học
- Cạo vảy Brocq
- …
Bệnh vảy nến da dầu cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như á vảy nến, á sừng, chàm khô, sẩn giang mai và vảy phẩn hồng gibert. Sau khi chẩn đoán, nếu xác định người bệnh bị vảy nến bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương án điều trị cụ thể.
Các phương pháp điều trị vảy nến da đầu
Hiện nay, y khoa vẫn chưa nghiên cứu ra thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Các phương pháp điều trị hiện nay đều nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và phòng ngừa khởi phát. Các phương pháp chữa trị vảy nến da đầu được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y chữa vảy nến da đầu là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Thành phần dược tính trong thuốc Tây khá cao, khi dùng để trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dựa vào mức độ bệnh trạng mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị sao cho phù hợp. Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng là:
- Thuốc bôi tại chỗ: Những trường hợp bệnh nhẹ thường sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. Thường dùng là Acid salicylic, Corticoid, Anthralin, Retinoids, kem dưỡng ẩm,…
- Thuốc uống: Nếu bệnh diễn ra ở mức độ nặng hơn bác sĩ sẽ kết hợp điều trị với một số loại thuốc uống trong như Cyclosporine, Corticoid, Methotrexat, thuốc thay đổi miễn dịch, kháng sinh,…
Trị bệnh bằng mẹo dân gian
Ở những trường hợp vảy nên da đầu mới khởi phát với tổn thương trên da không quá nặng, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh tại nhà. Đây là phương pháp trị bệnh có cách thực hiện khá đơn giản và không tốn kém chi phí, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà.
– Dùng giấm táo:
- Pha loãng 2 thìa giấm táo trong nửa cốc nước sạch rồi dùng thìa khuấy đều lên.
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi dùng khăn thấm khô nước, thoa hỗn hợp trên lên vùng da bị tổn thương.
- Để yên như vậy trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước sạch.
– Dùng bồ kết
- Lấy 4 – 5 quả bồ kết đem đi nướng vàng rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước sạch.
- Đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để gội đầu.
- Thực hiện gội đầu bằng nước bồ kết khoảng 2 ngày/lần bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả mang lại.
– Dùng dầu dừa
- Sau khi tắm rửa sạch sẽ, dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Dùng tay massage nhẹ nhàng giúp da đầu dễ dàng hấp thu dưỡng chất, để yên khoảng 15 phút rồi gội đầu lại với nước mát.
Liệu pháp ánh sáng
Nếu bệnh vảy nến da đầu phát triển trên diện rộng và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể sử dụng đến một số liệu pháp trị bệnh trong y học hiện đại giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh. Cụ thể là:
- Liệu pháp ánh sáng
- Liệu pháp Goeckerman
- Photochemotherapy
- psoralen kết hợp với tia cực tím A
- Excimer laser
Các liệu pháp trị bệnh ở trên mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Vì thế, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn thực hiện trị bệnh bằng các liệu pháp trên.
Những điều cần lưu ý khi bị vảy nến da đầu
Khi bệnh vảy nến bùng phát, bên cạnh việc thực hiện điều trị bạn cũng nên quan tâm đến việc chăm sóc da. Cách này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương trên da và ngăn ngừa bệnh khởi phát trở lại. Cụ thể là:
- Ổn định tâm trạng và biết cách tiết chế cảm xúc, tránh bị căng thẳng quá độ khiến bệnh trở nặng hơn. Các biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng người bệnh nên áp dụng là nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, chơi môn thể thao yêu thích, ngủ đúng giờ và đủ giấc,… Những trường hợp nặng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý.
- Nên gội đầu với tần suất 2 ngày/lần, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dầu gội đặc trị được bác sĩ kê toa. Khi gội, không chà xát quá mạnh hoặc dùng tay cào giã lên da đầu. Thay vào đó hãy dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng để làm sạch da.
- Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn và hóa chất. Khi đi ra ngoài, không nên để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vào những ngày nắng nóng, nên buộc tóc gọn gàng. Hạn chế sử dụng hóa chất lên tóc như thuốc nhuộm, keo xịt,…
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men, chất kích thích. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu omega-3,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm như viêm amidan, viêm họng,…
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh vảy nến da đầu mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý cần được phát hiện và kiểm soát ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, người bệnh cũng nên kết hợp chăm sóc da hợp lý để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Có thể bạn quan tâm: