Blogs Blogs

Back

Top 14 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Dạ Dày Hay Nhất Trong Dân Gian

Dùng cây thuốc nam chữa đau dạ dày là phương pháp có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gây phản tác dụng thì bạn cần sử dụng đúng dược liệu và đúng liều lượng. Bài viết dưới đây là tổng hợp 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian và hướng dẫn sử dụng bạn có thể tham khảo.

Chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam tại nhà khá an toàn và có thể mang lại hiệu quả tích cực
Chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam tại nhà khá an toàn và có thể mang lại hiệu quả tích cực

Top 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian

Đau dạ dày là vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp, bệnh gây ra một số triệu chứng khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm, đau dạ dày sẽ tiến triển nặng và phát sinh biến chứng nguy hiểm. Nếu đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ, bạn có thể tận dụng các cây thuốc Nam để trị bệnh tại nhà. Thành phần dược tính trong thảo dược khi dung nạp vào cơ thể với liều lượng đủ sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là thông tin về 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian bạn có thể tham khảo:

1. Tía tô – Cây thuốc nam chữa đau dạ dày

Tía tô là dược liệu có khả năng cải thiện các căn bệnh về đường tiêu hóa rất tốt, trong đó có bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong lá tía tô có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Glucosamine và Tanin. Công dụng chính của các thành phần này là chống viêm nhiễm, làm liền sẹo và hỗ trợ làm lành vết loét.

Đây là dược liệu khá dễ trồng và được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của gia đình người Việt. Bạn có thể tận dụng chúng để trị bệnh đau dạ dày tại nhà giúp tiết kiệm chi phí.

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1kg lá tía tô tươi đem rửa sạch bụi bẩn rồi phơi khô dùng dần.
  • Vào mỗi buổi sáng, lấy một nắm lá tía tô hãm như trà rồi dùng để uống.
  • Bạn có thể chế thêm nước vào khi uống hết và thay lại lượt mới vào ngày hôm sau.

2. Chữa đau dạ dày bằng nha đam tươi

Nấu nước nha đam uống mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh
Nấu nước nha đam uống mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh

Nha đam hay còn được gọi với cái tên khác là lô hội, loại dược liệu này được sử dụng khá phổ biến trong các mẹo dân gian giúp cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong nha đam có chứa một số hoạt chất có tính kháng viêm và kháng khuẩn tốt như axit aloetic, enzym oxydaza, ester cinamic,… Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất tìm thấy trong nha đam còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị acid. Cách dùng nha đam chữa đau dạ dày khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 lá nha đam, dùng dao gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài rồi rửa bớt mủ. Thái nhỏ ruột nha đam rồi cho vào cối xay nhuyễn cùng với 500ml nước.
  • Cho hỗn hợp trên vào nồi, bắc lên bếp đun sôi rồi chia thành 3 phần dùng để uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

3. Dùng lá ổi để cải thiện triệu chứng của bệnh

Lá ổi cũng là một trong những cây thuốc nam có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, thành phần hoạt chất tìm thấy trong lá ổi khi đi vào dạ dày sẽ có tác dụng kháng viêm, giảm tiết dịch vị và làm se vết loét. Để có thể phát huy tối đa công dụng của lá ổi trong điều trị đau dạ dày bạn nên dùng kết hợp với gạo lứt. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt có tác dụng trung hòa acid dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ vùng viêm loét và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 20 gram búp ổi non và 10 gram gạo lứt, cho tất cả vào nồi cùng với 500ml nước.
  • Bắc nồi lên bếp, đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml nước là được.
  • Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 2 lần sử dụng để uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày bằng búp ổi non khá đơn giản và ít tốn kém
Chữa đau dạ dày bằng búp ổi non khá đơn giản và ít tốn kém

4. Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày – Lược vàng

Khi cơn đau dạ dày khởi phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng cây lược vàng để trị bệnh tại nhà. Thành phần hợp chất flavonoid dồi dào trong lược vàng có khả năng kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành các vết loét rất tốt.

Việc sử dụng lá lược vàng trị bệnh trong thời gian dài còn giúp bạn phòng ngừa được biến chứng ung thư. Bạn nên hái lá lược vàng vào buổi sáng sớm để sử dụng, vì lúc này thành phần dược tính trong lá lược vàng đạt mức cao nhất.

– Cách thực hiện:

Cách 1: Nhai nuốt trực tiếp

  • Rửa sạch 1 – 2 lá lược vàng, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Thái nhỏ lá lược vàng rồi dùng để nhai sống, khi nhai nuốt từ từ cả bã và nước.

Cách 2: Uống nước lá lược vàng

  • Lược vàng sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh sạch chế nước vào cho ngập.
  • Đậy kín nắp bình, hãm dược liệu trong khoảng 12 giờ rồi chắt lấy nước.
  • Chia lượng nước thu được thành nhiều phần rồi dùng để uống hết trong ngày.
Có thể dùng cây lược vàng chữa đau dạ dày tại nhà bằng nhiều cách khác nhau
Có thể dùng cây lược vàng chữa đau dạ dày tại nhà bằng nhiều cách khác nhau

5. Uống nước sắc nhọ nồi chữa đau dạ dày

Nhọ nồi hay còn được gọi là cây cỏ mực, đây cũng là cây thuốc Nam có khả năng chữa bệnh đau dạ dày khá tốt. Trong cây nhọ nồi có chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng dược tính như tanin, carotene, wedelolacton,… Khi đi vào bao tử sẽ mang lại hiệu quả cầm máu và phục hồi vết thương viêm loét. Cây nhọ nồi thường mọc hoang dại trong vườn nhà, đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt và râm mát. Dưới đây là hướng dẫn trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

Cách 1: 

  • Hái một nắm lá nhọ nồi tươi, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Giã nát lá nhọ nồi rồi vắt lấy nước cốt bỏ bã, phần nước thu được đem pha loãng cùng với nước rồi dùng để uống.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 50 gram cỏ nhọ nồi tươi, 25 gram bạch cập, 15 gram quốc lão và 4 quả táo tàu.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Sắc cho đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống trước bữa ăn trưa và tối.
Tận dụng cây cỏ mực mọc hoang dại trong vườn nhà để trị bệnh
Tận dụng cây cỏ mực mọc hoang dại trong vườn nhà để trị bệnh

6. Cải thiện triệu chứng của bệnh bằng lá mơ lông

Trong Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, mơ lông là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc và kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng chúng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra. Thành phần dược tính trong lá mơ lông khi đi vào cơ thể sẽ kích thích tuần hoàn máu, giảm phù nề tại niêm mạc dạ dày và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, lá mơ lông còn có khả năng đẩy lùi chứng đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, ợ nóng,…

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 30 gram lá mơ lông, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá mơ lông vào máy sinh tố xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Phần nước cốt thu được dùng để uống trước bữa ăn, bạn có thể sử dụng hết 1 lần hoặc chia thành 2 lần sử dụng đều được.

7. Chữa đau dạ dày tại nhà bằng cây chè vằng

Nếu đang bị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hành hạ, bạn có thể sử dụng chè vằng để cải thiện. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong chè vằng có chứa một số hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh như Alcaloid, Flavonoid, Glycosid,… Nếu tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ có tác dụng làm chắc thành dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Cách dùng chè vằng chữa đau dạ dày khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 50 gram chè vằng tươi rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữ rồi tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 3 phần dùng để uống trong ngày.
Cây chè vằng khá giống với cây lá ngón, người bệnh cần chú ý khi thu hái để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng khi sử dụng
Cây chè vằng khá giống với cây lá ngón, người bệnh cần chú ý khi thu hái để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng khi sử dụng

8. Tận dụng nghệ vàng có sẵn trong vườn nhà

Nghệ vàng cũng là dược liệu có khả năng chữa bệnh đau dạ dày rất tốt, người bệnh không nên bỏ qua. Đây là một loại gia vị trong nấu nướng, ngoài ra chúng còn được dùng khá phổ biến trong Đông y để trị bệnh. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, nghệ vàng có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời, thành phần curcumin trong nghệ còn có tác dụng phục hồi tổn thương và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Dưới đây là các cách trị đau dạ dày bằng nghệ vàng bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

Cách 1: Uống hỗn hợp mật ong bột nghệ

  • Pha 50 gram bột nghệ với 200ml nước ấm, sau đó cho vài giọt mật ong vào khuấy cho tan.
  • Sử dụng hỗn hợp này để uống trước bữa ăn khoảng 30 phút là được, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Cách 2: Dùng viên hoàn mật ong và nghệ

  • Trộn đều bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Vo hỗn hợp trên thành viên nhỏ bằng đầu ngón tay út, sau đó để cho ráo.
  • Cho toàn bộ viên hoàn trên vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp lại, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy 2 – 3 viên uống cùng với nước ấm, thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả.
Dùng nghệ vàng cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra
Dùng nghệ vàng cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra

9. Dạ cẩm – Cây thuốc Nam chữa đau dạ dày

Dùng cây dạ cẩm chữa bệnh đau dạ dày cũng là một trong những cách được rất nhiều người bệnh áp dụng tại nhà. Chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm sẽ mang lại hiệu quả đẩy lùi cơn đau và chống trào ngược, đồng thời các triệu chứng khác của bệnh như ợ hơi, ợ nóng,… cũng thuyên giảm đáng kể. Tất cả các bộ phận của dạ cẩm đều có khả năng trị bệnh bạn có thể tận dụng.

– Cách thực hiện:

Cách 1: Uống nước sắc dạ cẩm

  • Lấy 20 gram dạ cẩm tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 500ml nước.
  • Đun cho đến khi nước cạn còn 150ml thì tắt bếp rồi chắt lấy nước.
  • Chia lượng nước thu được thành 2 phần, sử dụng để uống trước bữa ăn.

Cách 2: Dùng cao dạ cẩm

  • Rửa sạch 300 gram dạ cẩm rồi vớt ra để cho ráo nước, cho dược liệu đã chuẩn bị vào nồi cùng với 900 gram đường.
  • Nấu hỗn hợp trên cho đến khi cô thành cao thì tắt bếp, đổ lượng cao thu được vào lọ thủy tinh rồi bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy 2 thìa cao dạ cẩm pha cùng với nước ấm rồi uống.
Người bệnh có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây dạ cẩm để chữa đau dạ dày
Người bệnh có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây dạ cẩm để chữa đau dạ dày

10. Dùng cây hoàn ngọc âm chữa bệnh

Hoàn ngọc âm hay còn được gọi là cây con khỉ, dược liệu này được người dân Bắc Bộ trồng nhiều trong vườn nhà dùng để trị bệnh khi cần. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong hoàn ngọc âm chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm như sterol, carotenoid, coumarin,… Nếu bạn tận dụng để điều chữa đau dạ dày sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 20 lá hoàn ngọc âm tươi, đem ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Vớt dược liệu ra để cho ráo rồi đem đi giã nát, sau đó chắt lấy phần nước cốt sử dụng để uống.

11. Làm khỏe mạnh dạ dày bằng cây hoàng liên

Dùng hoàng liên chữa bệnh đau dạ dày nghe có vẻ lạ nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong rễ hoàng liên chứa rất nhiều loại alcaloid có ích cho sức khỏe như diệt khuẩn, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và chống viêm nhiễm. Để có thể phát huy được tối đa công dụng của bài thuốc, bạn nên dùng kết hợp hoàng liên với một số loại dược liệu khác trong đông y. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 12 gram bạch thược, 8 gram hoàng liên, 8 gram trạch tả, 8 gram chi tử, 8 gram mẫu đơn bì, 8 gram bối mẫu, 6 gram ngô thù và 6 gram trần bì.
  • Đem tất cả các dược liệu trên đi rửa sạch rồi sắc với nước dùng để uống trong ngày.
Dùng hoàng liên kết hợp với dược liệu trong Đông y để trị bệnh đau dạ dày
Dùng hoàng liên kết hợp với dược liệu trong Đông y để trị bệnh đau dạ dày

12. Chữa đau dạ dày tại nhà bằng hoắc hương

Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, hoắc hương là dược liệu có tác dụng kiện tỳ vị và làm mạnh dạ dày. Nếu đang gặp các vấn đề về dạ dày, bạn có thể sử dụng dược liệu này để cải thiện tình trạng bệnh. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần dược tính trong hoắc hương còn có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại niêm mạc dạ dày nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

– Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 16 gram gạo nếp, 16 gram rau má, 12 gram hoắ hương, 12 gram gừng tươi, 8 gram lá dành dành.
  • Đem tất cả nguyên liệu trên đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 3 chén nước.
  • Sắc cho đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước sắc thu được chia thành 3 phần dùng để uống trước bữa ăn.

13. Cây thuốc nam chữa đau dạ dày – Nguyệt quế

Nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis L, lá cây nguyệt quế thường được sử dụng để tạo mùi hương trong ẩm thực. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, trong lá nguyệt quế có chứa hàm lượng lớn tinh dầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như pien, cineol, geraniol,… Dùng lá nguyệt quế trị đau dạ dày cũng là một trong những bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả rất tốt.

– Cách thực hiện:

Cách 1: Rửa sạch 1 – 2 lá nguyệt quế tươi, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo. Thái nhỏ lá nguyệt quế rồi dùng để nhai trước khi ăn.

Cách 2: Dùng lá nguyệt quế tươi để hãm tương tự như trà rồi dùng để uống trong ngày.

Tinh dầu lá nguyệt quế chứa một số hoạt chất có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày
Tinh dầu lá nguyệt quế chứa một số hoạt chất có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày

14. Tận dụng lá khôi tía trị bệnh

Lá khôi tía chứa rất nhiều glycosid và tanin, đây là hai hoạt chất có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt. Công dụng chính của hoạt chất này là diệt khuẩn Hp, giảm tiết dịch dạ dày và kích thích tái tạo lại tế bào niêm mạc bị tổn thương. Nếu bạn kiên trì sử dụng trong thời gian dài, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như đau bụng, ợ chua, ợ hơi,… sẽ thuyên giảm đáng kể.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá khôi tía tươi rồi cho vào ấm sắc cùng với 1.5 lít nước trên lửa nhỏ. Sắc cho đến khi cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được sử dụng để uống trước bữa ăn, áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong 1 tháng để có thể mang lại hiệu quả trị bệnh.

Những điều cần lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam

Dùng cây thuốc Nam chữa đau dạ dày tại nhà là mẹo lưu truyền trong dân gian thông qua hình thức truyền miệng nhưng chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại. Khi thực hiện trị bệnh tại nhà bằng cây thuốc nam, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam người bệnh cần phải nắm rõ:

  • Không được phối hợp điều trị đau dạ dày bằng cả thuốc Tây và thuốc Nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do thành phần dược tính trong hai loại thuốc này là khác nhau, khi dùng chung có thể gây tương tác thuốc và phát sinh ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Nên sử dụng thảo dược tươi và không bị nhiễm hóa chất để trị bệnh đau dạ dày
Nên sử dụng thảo dược tươi và không bị nhiễm hóa chất để trị bệnh đau dạ dày
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử trước với một liều lượng nhỏ để kiểm tra độ kích ứng của cơ thể với dược liệu. Nếu không có xuất hiện triệu chứng bất thường thì bạn mới có thể dùng để trị bệnh.
  • Sử dụng cây thuốc nam chữa đau dạ dày mang lại hiệu quả khá chậm, người bệnh phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian khá dài từ 1 – 3 tháng mới thấy được hiệu quả mang lại.
  • Chỉ nên dùng cây thuốc nam trị bệnh tại nhà ở những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng thì tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa.
  • Bên cạnh việc thực hiện điều trị, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu hóa và tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm nhai kỹ để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch vị acid bên trong dạ dày và phòng ngừa cơn đau tái phát. Nói không với các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, chất kích thích,…
  • Hình thành cho bản thân lối sống lành mạnh cụ thể là nghĩ ngơi và làm việc đúng giờ, dành thời gian để tập luyện thể thao, ăn đúng giờ và đủ bữa, không thức khuya quá 11 giờ, tránh căng thẳng stress,…
  • Hiệu quả trị bệnh của các cây thuốc nam còn tùy thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Sau thời gian dài áp dụng, nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì bạn nên ngừng lại và tìm đến phương pháp chữa trị khác tích cực hơn.
Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khi bị đau dạ dày
Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khi bị đau dạ dày

Trên đây là thông tin về top 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian và cách sử dụng bạn có thể tham khảo. Để đảm bảo an toàn, khi có dấu hiệu của bệnh bạn vẫn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa, xác định mức độ bệnh trạng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/cay-thuoc-nam-chua-dau-da-day-2061.html
Comments
No comments yet. Be the first.