Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, những trường hợp bị đau dạ dày thì thực đơn ăn sáng còn tác động đến quá trình điều trị bệnh. Việc kết hợp phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết và xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát lâu dài.
Nguyên tắc bữa sáng dành cho người đau dạ dày
Với những trường hợp bị đau dạ dày luôn được khuyến cáo trong việc ăn uống cũng như kiêng khem các thực phẩm trong quá trình chữa trị. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm để chế biến những món ăn cho bữa sáng thường gặp khó khăn. Bữa ăn sáng dành cho người bị đau dạ dày không chỉ đảm bảo những thành phần dưỡng chất mà còn chú trọng đến cân bằng hàm lượng dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế gây áp lực đến hoạt động của dạ dày và đường ruột.
Dưới đây là một số nguyên tắc bữa sáng dành cho người bị đau dạ dày:
- Bổ sung thực phẩm nhiều calo: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng có vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể sau thời gian ngủ nghỉ, nhất là với những người bị đau dạ dày, hoạt động tiêu hóa kém. Do đó, bạn cần bổ sung các món ăn chứa hàm lượng calo cần thiết trong bữa ăn sáng.
- Xây dựng thói quen ăn chín, uống chín: Những trường hợp bị đau dạ dày thời có nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa cao hơn so với người bình thường. Do đó, bữa ăn sáng cũng như những bữa ăn khác đều đảm bảo nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn, nấm, virus và những ký sinh trùng có trong thức ăn.
- Dung nạp những món ăn dễ tiêu hóa: Người bệnh nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa như cá, rau xanh, ngũ cốc, trứng,… Nhằm hạn chế gia tăng áp lực lên dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa những thành phần, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tổng thể nói chung và đường tiêu hóa nói riêng.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Tránh tình trạng bỏ bữa ăn sáng, nên ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế vận động mạnh hoặc nằm yên sau khi ăn.
- Kiêng một số thực phẩm, thức uống ảnh hưởng đến đường ruột: Việc kiêng cữ các loại thực phẩm, thức uống không lành mạnh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, phòng ngừa các triệu chứng đau dạ dày bùng phát đột ngột.
Thực đơn ăn sáng tốt cho người đau dạ dày nên chọn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh nên ưu tiên những món ăn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa cho bữa sáng như canh, cháo, soup,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung một số món ăn có kết cấu đặc vào thực đơn sáng như bánh mì khô, cơm, khoai và dùng kèm với nước ép, sữa tươi giúp đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động.
1. Cháo
Cháo là một trong những món ăn sáng rất tốt cho người bị đau dạ dày được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cụ thể, đây là món ăn có kết cấu lỏng, mềm nhừ nên có khả năng dung nạp cao, hạn chế áp lực lên dạ dày và rất dễ tiêu hóa. Từ đó hạn chế bùng phát cơn đau dạ dày và các biểu hiện đi kèm như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
Việc bổ sung cháo vào thực đơn bữa sáng thường xuyên còn tạo ra lớp màng ở dạ dày ngăn ngừa hoạt động tiết dịch vị quá mức, đồng thời làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương và giữ cho dạ dày ấm. Người bệnh có thể bổ sung các món cháo như cháo trắng, cháo hạt sen, cháo gừng, cháo thịt,… vào thực đơn sáng cho mình. Những món ăn này không chỉ tốt cho dạ dày và hoạt động tiêu hóa mà còn tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.
2. Súp
Tương tự như cháo, súp có kết cấu khá lỏng, hạn chế áp lực lên dạ dày và giúp dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, những món soup còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ăn một chén súp vào mỗi buổi sáng sẽ hạn chế cơn đau dạ dày và những biểu hiện đi kèm hiệu quả.
Người bệnh có thể kết hợp nấu súp với các nguyên liệu như hạt sen, thịt cua, ngô ngọt, tôm, cà rốt,… Nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn cũng như đa dạng thực đơn bữa sáng. Bên cạnh đó, việc bổ sung các món súp vào chế độ ăn thường xuyên còn làm hỗ trợ làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương do bệnh lý gây ra.
3. Các món canh tốt cho người đau dạ dày
Trong một số nghiên cứu cho thấy, người bị đau dạ dày nên bổ sung các món canh vào bữa ăn sáng và những bữa ăn khác. Bởi khi mắc phải bệnh lý này, hệ miễn dịch tiêu hóa của người bệnh có xu hướng suy giảm và bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tá tràng nhất định. Do đó, người bệnh cần dung nạp những món ăn có kết cấu mềm, nước để giúp tăng khả năng hấp thụ cũng như hạn chế đơn đau tái phát.
Thói quen tiêu thục những thức ăn khó tiêu hoặc có kết cấu cứng vào bữa sáng sẽ làm tăng áp lực lên thành dạ dày, điều này gây ra co thắt ở vùng bụng và khởi phát cơn đau, kèm theo những biểu hiện như nóng rát thượng vị, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, khó chịu,… Bạn có thể bổ sung một số món canh vào thực đơn ăn sáng như canh đu đủ nấu với sườn, canh hến rau dền, canh khoai tây cà chua,…
4. Bổ sung cơm vào thực đơn ăn sáng tốt cho người đau dạ dày
Cơm được xem là một trong những món ăn chứa hàm lượng tinh bột cao, không thể thiếu đối với cơ thể, trong đó có người bị đau dạ. Ăn một chén cơm nóng vào mỗi buổi sáng không chỉ bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể mà còn hạn chế bùng phát cơn đau dạ dày và những triệu chứng đi kèm.
Người bệnh có thể dùng cơm trắng hoặc ăn kèm với các món ăn mặn, canh,.. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng thực đơn ăn sáng bằng cách nấu cơm với các loại hạt. Với cách này không chỉ đa dạng bữa ăn mà còn tăng thêm hương vị và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
5. Bánh mì khô – Thực đơn ăn sáng tốt cho người đau dạ dày
Các loại bánh mì khô mang lại nhiều lợi ích đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng. Thành phần chính có trong thực phẩm lành mạnh này chủ yếu là tinh bột, nên khi được cơ thể tiêu thụ sẽ giúp hạn chế lượng axit dịch vị, cải thiện tình trạng đau, nóng rát ở niêm mạc dạ dày. Bổ sung bánh mì khô vào bữa ăn sáng thường xuyên sẽ cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
Để đa dạng thực đơn ăn sáng, bạn có thể kết hợp ăn bánh mì khô cùng với trứng. Bởi trứng là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào, làm giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
6. Khoai lang
Khoai lang là một trong những món ăn có kết cấu đặc nhưng lại hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày khi bổ sung vào thực đơn ăn sáng. Thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày này sẽ hạn chế những kích thích dẫn đến co thắt dạ dày và gây đau, đồng thời thúc đẩy nhu đường ruột giúp tiêu hóa tốt hơn.
Những thành phần dưỡng chất có trong khoai lang rất tốt cho cơ thể và tăng khả năng hấp thu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang vào buổi sáng còn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng món ăn này với mức độ vừa đủ, việc ăn quá nhiều khoai lang có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
7. Sữa tươi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống một cốc sữa tươi vào mỗi buổi sáng sau khi ăn các món như cơm, cháo, soup sẽ tốt cho người bị đau dạ dày. Do trong sữa tươi chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi những thành phần này được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động giúp làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm đau. Đồng thời cung cấp nguồn năng lượng có các hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh tránh uống sữa tươi khi bụng đói, bởi điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh đau dạ dày bùng phát dữ dội hơn. Khiến bệnh lý tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
8. Các loại nước ép trái cây
Các loại nước ép trái cây cũng được xem là một trong những thức uống dùng kèm với bữa ăn sáng tốt cho người bị đau dạ dày. Trong nước ép trái cây có chứa các thành phần, khoáng chất, vitamin dồi dào hỗ trợ nâng cao đề kháng, giúp bù nước và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa hiệu quả.
Tương tự với sữa, người bệnh chỉ uống các loại nước ép trái cây sau khi ăn no nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế ảnh hưởng đến dạ dày. Tránh uống nước ép khi bụng đối vì một số thành phần có trong thức uống có thể làm tăng dịch vị trong dạ dày gây khởi phát cơn đau và khiến ổ viêm loét trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, người bệnh nên tránh những loại nước ép trái cây có tính acid cao như ổi, cóc, cam, quýt, thơm,…
Bị đau dạ dày cần kiêng gì trong thực đơn ăn sáng?
Bên cạnh những món ăn lành mạnh nên bổ sung vào thực đơn ăn sáng thì người bệnh cũng cần chú ý tránh dung nạp những thực phẩm gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, làm tăng áp lực lên dạ dày khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là tiêu thụ trong bữa ăn sáng.
1. Những thức ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ
Những trường hợp bị đau dạ dày cần hạn chế dung nạp những món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ hộp, thức ăn nhanh,… Các món ăn này mặc dù tiện lợi cho bữa sáng như có thể làm tăng hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày, kích thích co thắt quá mức và khiến tổn thương ở niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn những, các thức ăn này còn làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,…
2. Những món ăn chứa lượng acid cao
Trong thực đơn bữa sáng của người đau dạ dày nên loại bỏ những món ăn, thức uống chứa hàm lượng acid cao. Bởi thành phần này có thể kích thích làm tăng nồng độ acid dịch vị dạ dày và khiến các triệu chứng bệnh lý bùng phát nặng nè. Một số thực phẩm chứa lượng acid cao như nước có gas, cam, chanh, ổi, xoài,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa những sản phẩm được lên men như kim chi, dưa muối, cà muối,…
3. Trà đặc, cà phê và bia rượu
Cồn và caffeine có trong loại thức uống này có thể gây kích thích tại vùng niêm mạc dạ dày, thực quản bị tổn thương, khiến các triệu chứng bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ thực quản và một số bệnh lý liên quan đến dạ dày trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, các loại thức uống này còn làm tăng nguy cơ bị táo bón và lượng acid dịch vị trong dạ dày. Do đó, người bệnh cần loại bỏ ngay thói quen này vào buổi sáng trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.
4. Các món ăn gây khó tiêu, dễ bị đầy hơi
Để đảm bảo một bữa sáng lành mạnh, khoa học và hạn chế cơn đau dạ dày bùng phát, người bệnh cần tránh xa những món ăn dễ gây đầy hơi, khó tiêu như đồ nướng, bánh quy, socola, đồ chiên xào, kẹo,… Bởi những thức ăn này có thể làm tăng tiết acid dịch vị, co thắt dạ dày và bùng phát cơn đau dạ dày đột ngột và nặng nề.
Một số lưu ý khi dùng bữa sáng cho người đau dạ dày
Để đảm bảo thực đơn ăn sáng khoa học, lành mạnh và làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ nhằm tăng hoạt động bài tiết nước bọt, từ đó giúp trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Người bệnh cần thái nhỏ thực phẩm trước khi nấu và lưu ý nấu chín kỹ, đảm bảo độ mềm để tránh áp lực lên dạ dày và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó hãy dùng món ăn có độ ấm vừa phải nhằm làm tăng khả năng hấp thụ của dạ dày và hạn chế hoạt động co bóp mạnh.
- Tuyệt đối không bỏ bữa, ăn sáng đều đặn, đúng giờ. Đồng thời tránh để bụng quá đói vì có thể khiến tổn thương ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, tăng mức độ viêm loét.
- Bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục, thể thao giúp nâng cao sức đề kháng, thể trạng và hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số món ăn lành mạnh, tốt cho người đau dạ dày trong thực đơn ăn sáng và một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Trường hợp cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xây dựng thực đơn cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh lý.