Yến sào là thực phẩm rất hữu ích đối với người bị đau dạ dày. Thành phần dưỡng chất trong tổ yến khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải thiện chứng suy nhược, mệt mỏi, kém ăn và đau nhức do bệnh gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng tổ yến đúng cách và đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bị đau dạ dày có ăn tổ yến được không?
Đau dạ dày là một dạng tổn thương đường tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn uống thiếu khoa học, nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc Tây y, căng thẳng kéo dài,… Khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau rát vùng thượng vị rất khó chịu. Nếu để diễn ra kéo dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa tái phát bệnh, bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực. Tốt nhất, khi bị đau dạ dày bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn ăn uống đúng cách, tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tổ yến là thực phẩm quý hiếm có chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao và đặc biệt tốt đối với sức khỏe. Vậy bệnh nhân bị đau dạ dày có nên ăn yến và tổ yến không?
Tổ yến là phần tổ của con chim yến được dệt từ nước miếng của loài chim này. Do quá trình thu hoạch tổ yến rất khó khăn nên giá trị kinh tế của loại thực phẩm này khá cao. Ngoài cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tổ yến còn được xem là vị thuốc Đông y quý hiếm giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn tổ yến như bình thường. Việc bổ sung thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống sẽ có tác dụng nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh với những công dụng sau đây:
- Trong tổ yến có chứa hơn 18 loại acid amin và 30 hoạt chất sinh học quý. Nếu tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ có tác dụng làm lành tổn thương do bệnh gây ra, giúp nâng cao sức đề kháng và tránh suy nhược cơ thể.
- Thành phần hoạt chất threonine tìm thấy trong tổ yến có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như đầy bụng, ợ hơi,… Đồng thời, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và ngăn ngừa viêm loét phát triển lan rộng.
- Trong tổ yến có chứa hoạt chất phenylalanine và histidine, công dụng chính của chúng là giảm co thắt dạ dày, tăng tiết dịch mật và cải thiện nhu động ruột. Có thể nói đây là hai hoạt chất có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Món ăn chế biến từ tổ yến tốt cho người đau dạ dày
Khi chế biến tổ yến thành món ăn, bạn nên ưu tiên món hấp để tránh làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có. Đồng thời, bạn cũng cần phải sơ chế tổ yến đúng cách trước khi sử dụng. Nên ngâm yến trong nước lạnh khoảng 6 tiếng để làm mềm tổ yến trước khi chế biến, tuyệt đối không ngâm bằng nước ấm hoặc nước nóng. Dưới đây là một số món ăn chế biến từ tổ yến tốt cho người bị đau dạ dày bạn có thể tham khảo:
1. Tổ yến hấp đường phèn
– Nguyên liệu:
- 5 gram tổ yến đã sơ chế
- Đường phèn
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch phần tổ yến đã sơ chế, cho vào bát nhỏ cùng với đường phèn.
- Đổ nước vào trong bát yến sao cho vừa ngập yến, sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút là được.
- Nếu cảm thấy tanh, bạn có thể cho một ít gừng vào trước khi dùng.
2. Tổ yến hấp lê
– Nguyên liệu:
- 5 gram tổ yến đã sơ chế
- 1 trái lê
- 1 thìa kỷ tử
– Cách thực hiện:
- Lê đem rửa sạch và lọc phần ruột bên trong để tạo thành hình cái bát nhỏ.
- Cho tổ yến đã sơ chế và kỷ tử vào trong trái lê, sau đó dùng phần đầu cuống đậy lại.
- Đem trái lê đi hấp cách thủy khoảng 35 – 40 phút là có thể lấy ra dùng.
3. Tổ yến hấp hạt sen
– Nguyên liệu:
- Tổ yến đã sơ chế
- Hạt sen
- Đường phèn
– Cách thực hiện:
- Hạt sen đem bóc vỏ và loại bỏ phần tim xanh bên trong.
- Cho tổ yến đã sơ chế vào bát cùng với hạt sen và đường phèn.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy cho đến khi chín mềm là có thể dùng.
4. Yến hấp đu đủ và nước cốt dừa
– Nguyên liệu:
- 28 gram tổ yến đã sơ chế
- 1 quả đu đủ xanh
- 200ml nước cốt dừa
– Cách thực hiện:
- Đu đu đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và lọc hạt bên trong, sau đó đem bào thành sợi mỏng.
- Chia tổ yến thành 4 phần rồi cho vào 4 bát sứ, thêm đu đủ sợi và nước cốt dừa đã chuẩn bị vào.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy trên lửa vừa khoảng 40 phút là được.
- Sử dụng món ăn trên ngay khi còn nóng để có thể hấp thu được toàn bộ giá trị dinh dưỡng.
Lưu ý khi ăn tổ yến dành cho người bệnh
Tổ yến là thực phẩm được khuyên dùng khi bị đau dạ dày giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi ăn tổ yến bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Thời điểm ăn tổ yến tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn trước khi đi ngủ. Do đây là những thời điểm bụng rỗng, cơ thể có thể hấp thu được tối đa thành phần dưỡng chất quý có trong thực phẩm.
- Chọn mua và sử dụng yến tươi chưa qua chế biến. Nên chọn tổ yến có kích thước rộng bằng bàn tay nam giới, thành tổ dày ít dính lông chim, mùi hơi tanh,…
- Tổ yến có thể gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm, vì thế bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn tổ yến. Những người không nên ăn tổ yến khi bị đau dạ dày là phụ nữ có thai, béo phì, cao huyết áp, lạnh bụng, viêm đường tiết niệu, gout,…
- Khi chế biến tổ yến không nên đun sôi chúng ở 100 độ C hoặc cho quá nhiều đường để tránh làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có bên trong thực phẩm.
- Chỉ nên sử dụng tổ yến với liều lượng vừa đủ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
- Ngoài sử dụng tổ yến, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch vị acid.
- Thường xuyên đi tái khám giúp kiểm soát bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách nếu bệnh chuyển biến sớm. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày có nên ăn tổ yến, yến sào hay không?” bạn có thể tham khảo. Tổ yến là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng nên kết hợp thăm khám và điều trị chuyên khoa giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Có thể bạn quan tâm: