Blogs Blogs

Back

Bệnh Tổ Đỉa Do Đâu? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Bệnh tổ đỉa là một bệnh viêm da. Nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn chân và ở lòng bàn tay là đặc trưng của bệnh. Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển dai dẳng gây mất thẩm mỹ và làm cản trở hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa do đâu? Hình ảnh, dấu hiệu và cách chữa trị
Tìm hiểu bệnh tổ đỉa do đâu? Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose. Đây vừa là một bệnh viêm da vừa là một thể đặc biệt của bệnh chàm eczema. 

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy trên da xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như nổi mụn nước kèm theo triệu chứng ngứa ngáy ở lòng bàn chân hoặc ở lòng bàn tay. Ở một số trường hợp, mụn nước có thể mọc trên đầu.

Mụn nước xuất hiện với hình dáng và kích thước khác nhau. Chúng có thể mọc rải rác hoặc mọc thành từng cụm. Thông thường đường kính của một nốt mụn nước dao động trong khoảng 1 – 2mm. Mụn nước gây ngứa và đau rát làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bệnh nhân.

Không giống với những thể bệnh còn lại của chàm eczema, những nốt mụn viêm của bệnh tổ đỉa chứa nước đục, thường cứng, khó vỡ và nằm sâu trong da. Bệnh tiến triển dai dẳng. Bên cạnh đó, bệnh dễ tái phát thành từng đợt. Điều này khiến quá trình chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.

Bệnh tổ đỉa xuất hiện do đâu?

Hiện tại, nguyên nhân chính khiến bệnh tổ đỉa hình thành và phát triển vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, tổ đỉa có thể bùng phát bởi một số lý do sau:

  • Yếu tố di truyền: Những người có mẹ hoặc ba hay có cả ba lẫn mẹ bị tổ đỉa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không có gia đình mắc bệnh. Theo kết quả thống kê, có đến 50% trường hợp mắc bệnh tổ đỉa là do yếu tố di truyền.
  • Dị ứng: Một số phản ứng của da khi tiếp xúc với các chất hóa học trong nước giặt, xà phòng, nước hoa, xi măng, xả vải… có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Môi trường sống: Việc sống và làm việc ở môi trường có nhiều khí thải, bụi bẩn, chất hóa học, môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa.
  • Nhiễm khuẩn: Việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, đất cát sẽ khiến da bị viêm, dễ bị tổn thương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác tích tụ và phát triển trên da. Lâu ngày chúng sẽ bùng phát thành tổ đỉa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh hay các loại mỹ phẩm chứa thành phần hóa học hay chất bào mòn cao là nguyên nhân khiến lớp bảo vệ da mất dần. Từ đó khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Thần kinh: Một số bệnh nhân bị rối loạn dây thần kinh sẽ khiến cho tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi rối loạn, hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành.
  • Nấm: Khi có thói quen sinh hoạt không phù hợp, các loại nấm sẽ xâm nhập và trú ngụ trên da. Đồng thời khiến bệnh tổ đỉa hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ.
  • Cơ địa: Người có tiền sử mắc bệnh viêm gan, viêm thận, mắc những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hoặc có sức đề kháng suy yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa xuất hiện do đâu?
Người có tiền sử mắc bệnh viêm gan, viêm thận hoặc có sức đề kháng suy yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn so với người có cơ thể khỏe mạnh

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa và hình ảnh

Ở thời gian đầu, những triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường khiến bệnh nhân nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh, quan sát thật kỹ biểu hiện trên da để có nhận định đúng. Điều này sẽ giúp quá trình kiểm soát bệnh lý của bạn trở nên tốt và thuận lợi hơn.

  • Mụn nước: Xuất hiện mụn nước trên đầu, ở lòng bàn chân hoặc ở lòng bàn tay. Mụn nước có kích thước nhỏ, cứng, bên trong có nước hoặc mủ. Các mụn nước nhỏ có thể tập hợp lại và tạo thành một mụn nước lớn. Tùy thuộc vào mức độ viêm da và tình trạng bệnh lý, kích thước và số lượng của mụn nước có thể gia tăng. Mụn nước có thể nằm cao hơn bằng bằng so với bề mặt da và dày nên rất khó gỡ. Khi dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác lợn cợn.
  • Ngứa rát: Đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở hầu hết bệnh nhân. Ở một vài trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy ở ngón chân và lòng bàn chân. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân không có bất kỳ biểu hiện gì kể cả cảm giác ngứa ngáy.
  • Nhiễm trùng: Mụn nước sẽ vỡ khi bạn chà xát hoặc gãi quá mạnh. Khi đó hiện tượng khô nứt sẽ xuất hiện khi nước dịch tràn ra bề mặt dưới da. Những vết nứt này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn khó chịu. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lượng chất dịch chảy ra từ các nốt mụn nước là huyết thanh tích tụ khi những tế bào da bị kích thích.
  • Vảy da chết: Sau khi mụn nước vỡ, chất dịch thoát ra bên ngoài, vùng da bị viêm sẽ xẹp xuống. Sau khi khô chúng sẽ đóng thành vảy. Da sẽ lành sau khi lớp vảy bong ra ngoài. Tuy nhiên tại vị trí này sẽ để lại lớp dày sừng có màu vàng. Từ đó gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi vùng da bệnh hình thành các hạch bạch huyết có kích thước to hơn so với các nốt mụn tổ đỉa thông thường. Ở trường hợp này, bệnh nhân thường có biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng. Biến dạng móng tay, móng chân ngày càng nhiều khi kích thước của hạch bạch huyết càng to.

Dưới đây là một số hình ảnh về bệnh tổ đỉa. Bệnh nhân có thể tham khảo để hình dung và dễ dàng nhận biết bệnh.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa và hình ảnh
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện ở lòng bàn tay
Mụn nước của bệnh tổ đỉa
Mụn nước của bệnh tổ đỉa có kích thước nhỏ, cứng, bên trong có nước hoặc mủ. Các mụn nước nhỏ có thể tập hợp lại và tạo thành một mụn nước lớn
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện ở chân
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện ở chân

Phương pháp chẩn đoán bệnh tổ đỉa

Ở hầu hết trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác bệnh tổ đỉa và mức độ tổn thương da thông qua quá trình quan sát triệu chứng. Trên thực tế không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào có thể kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh lý ngay khi thực hiện. 

Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm để loại trừ sự có mặt của một số bệnh da liễu khác. Đặc biệt là những bệnh có triệu chứng tương tự tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa được điều trị như thế nào?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có chế độ sinh hoạt và chăm sóc da hợp lý cùng với việc áp dụng các cách chữa trị phù hợp, những triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương và mức độ phát triển bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp điều trị sau:

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và kê cho bạn một đơn thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Đồng thời giúp phòng ngừa viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn áp dụng một số biện pháp hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị sau:

Corticosteroid

Thuốc mỡ và kem Corticosteroid khi được sử dụng với liều cao có thể khiến mụn nước trên da nhanh chóng biến mất. Sau khi bôi thuốc, người bệnh cần sử dụng bìa nhựa bọc vùng da đang được điều trị. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sự hấp thụ của thuốc.

Ngoài ra, sau khi điều trị bằng thuốc Corticosteroid, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn chườm ẩm để tăng cường khả năng hấp thu các thành phần có trong thuốc.

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc Corticosteroid đường uống. Cụ thể như Prednisone. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Corticosteroid cũng như steroid dài hạn hoặc sử dụng với liều cao có thể khiến bạn mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Corticosteroid đường uống
Đối với những trường hợp tổ đỉa nặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc Corticosteroid đường uống

Thuốc mỡ ức chế miễn dịch

Đối với những bệnh nhân không mong muốn hoặc không thể sử dụng thuốc steroid, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc mỡ ức chế miễn dịch. Tacrolimus (Protopic®) và pimecrolimus (Elidel®) là những loại thuốc có thể được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên các loại thuốc mỡ ức chế miễn dịch khi được sử dụng nhiều cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng da.

Tiêm botulinum toxin

Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cần bạn sử dụng thuốc botulinum toxin để điều trị bệnh.

Liệu pháp ánh sáng

Trong trường hợp những loại thuốc điều trị nêu trên không mang hiệu quả chữa bệnh như mong đợi, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng liệu pháp ánh sáng đặc biệt kết hợp với các loại thuốc và tiếp xúc tia cực tím. Điều này sẽ giúp vùng da bệnh tiếp nhận tốt hơn các lợi ích từ việc chữa bệnh với liệu pháp ánh sáng.

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Một số nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, đau rát. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành các nốt mụn nước.

Sử dụng muối điều trị bệnh tổ đỉa

Nguyên liệu:

  • 1 nắm muối hạt to.

Cách thực hiện:

  • Cho muối vào chảo và thực hiện rang nóng
  • Đợi đến khi muối ấm thì rắc đều lên vùng da bệnh, sau đó dùng tay nhẹ nhàng massage da
  • Khi muối nguội, người bệnh sử dụng một chiếc khăn bông mềm lau sạch muối trên da
  • Người bệnh sử dụng cách dùng muối điều trị tổ đỉa từ 2 – 3 lần/ngày.
Sử dụng muối điều trị tổ đỉa
Sử dụng muối điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Cách 1: Uống nước lá lốt

Nguyên liệu:

  • 10 – 12 lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá lốt trong nước muối pha loãng, để ráo nước
  • Thái nhỏ lá lốt
  • Cho lá lốt vào máy xay và tiến hành xay nhuyễn
  • Hòa lá lốt cùng với 30ml nước ấm
  • Dùng vải mùng hoặc ray lọc để lọc lấy phần bã 
  • Uống thuốc ngay khi vừa thực hiện
  • Áp dụng 2 lần mỗi ngày.

Cách 2: Dùng nước lá lốt ngâm và rửa vùng da bệnh

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá lốt
  • 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Cho lá lốt và nước vào nồi
  • Đun sôi nguyên liệu trong 15 phút
  • Để nước lá lốt nguội bớt, sau đó sử dụng nước này để ngâm và rửa vùng da bệnh
  • Thực hiện 1 lần/ngày.

Cách 3: Đắp lá lốt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt (liều lượng tùy chỉnh)
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá lốt rửa sạch 
  • Thái nhỏ lá lốt
  • Cho lá lốt và muối vào cối, giã đều
  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, đắp lá lốt lên da
  • Sử dụng băng gạc để băng cố định thuốc
  • Sau 1 tiếng, sử dụng nước sạch để vệ sinh lại vùng da bệnh.
  • Sử dụng lá lốt đắp vào vùng da bệnh 1 lần/ngày.

Sử dụng tỏi ngâm rượu chữa trị bệnh tổ đỉa

Nguyên liệu:

  • 2 củ tỏi
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ vỏ tỏi, sau đó mang tỏi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh, rót thêm rượu
  • Đậy kín bình rượu và bảo quản trong 7 ngày hoặc đến khi rượu đổi màu
  • Dùng bông gòn thấm rượu tỏi và thoa lên vùng da bệnh
  • Sau 10 phút, sử dụng nước sạch để làm sạch da
  • Thực hiện 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.
Sử dụng tỏi ngâm rượu chữa trị bệnh tổ đỉa
Sử dụng tỏi ngâm rượu chữa trị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và áp dụng các phương pháp giúp kiểm soát bệnh lý.


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/benh-to-dia-95.html
Comments
No comments yet. Be the first.