Bệnh chàm môi là một trong những dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện khiến da môi khô ráp, bong tróc, nứt nẻ hay thậm chí là nổi mụn nước và chảy máu. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mắc phải biến chứng bội nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi (Cheilite Simple) thể hiện do tình trạng viêm tại vùng da môi. Đây là một dạng phổ biến của bệnh chàm. Bệnh xuất hiện khiến da môi khô ráp, đau rát, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu. Ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị nổi mụn nước trên môi kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.
Bệnh xuất hiện không chỉ làm mất tính thẩm mỹ, tự ti trong giao tiếp mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là khi chàm môi phát triển đến giai đoạn mãn tính, bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bội nhiễm.
Bệnh xảy ra ngoài da, không có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc. Tuy nhiên bệnh mang tính di truyền từ ông bà, cha mẹ đến con cháu.
Triệu chứng của bệnh chàm môi
Triệu chứng của bệnh chàm môi tương tự như các bệnh ngoài da khác. Điều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh:
- Viền môi hoặc vùng da môi bị phát ban hay tấy đỏ
- Da môi trở nên khô ráp, bong tróc thành từng mảng, nứt nẻ dẫn đến chảy máu
- Có cảm giác đau rát và ngứa ngáy nghiêm trọng. Đặc biệt ở khu vực viền môi
- Trong môi và mép môi có mụn nước và các vết lở
- Các vết nứt, mụn nước dễ vỡ dẫn đến đau rát, chảy máu, gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi có thể hình thành và phát triển do sự tác động của nhiều yếu tố. Bao gồm cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Để quá trình chữa bệnh trở nên suôn sẻ, người bệnh cần xác định đúng căn nguyên.
Bệnh có thể hình thành do một số nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu ông bà, cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có tiền sử hoặc đang bị chàm môi, viêm da, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng… thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người khác.
- Thời tiết: Chuyển mùa, thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc khí hậu hanh khô khiến da dễ bị kích ứng và hình thành bệnh.
- Thực phẩm gây dị ứng: Việc sử dụng thức ăn chứa phụ gia gây kích ứng hoặc dùng các loại thực phẩm không phù hợp với yếu tố cơ địa có thể hình thành nên phản ứng viêm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng.
- Rối loạn hormone: Chàm môi có thể hình thành và phát triển khi hiện tượng rối loạn hormone diễn ra bên trong cơ thể. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở tuổi dậy thì và phụ nữ đang mang thai.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin nhóm B, kẽm, sắt) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm. Nhất là khi môi có vết thương hở.
- Yếu tố tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress cũng là một trong những yếu tố có khả năng tác động và hình thành bệnh.
Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm môi
Trong trường hợp không có biện pháp điều trị thích hợp hoặc không chữa kịp thời, bệnh chàm môi có thể phát triển thành mãn tính khiến môi bị lở loét, khô, nứt, đau rát và chảy máu nghiêm trọng. Đồng thời hình thành mụn nước gây mất thẩm mỹ, dễ viêm nhiễm và bội nhiễm.
Hiện tượng viêm nhiễm, bội nhiễm do vi khuẩn có thể khiến môi mưng mủ, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại sẹo.
Bệnh chàm môi được điều trị bằng cách nào?
Tùy thuộc vào từng tình trạng và trường hợp bệnh, người bệnh có thể chữa chàm môi tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên hoặc đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế.
Phương pháp điều trị bệnh chàm môi tại nhà
Một số nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp bệnh nhân bị chàm môi cải thiện tốt tình trạng khô, bong tróc, chảy máu, nhiễm trùng và nhiều triệu chứng khó chịu khác do bệnh gây ra.
Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ. Đối với chàm môi giai đoạn nặng, mãn tính, người bệnh cần sử dụng kết hợp nguyên liệu thiên nhiên cùng với các phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa bệnh chàm môi bằng mật ong nguyên chất
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Thoa một lượng vừa đủ mật ong lên môi
- Để nguyên trạng thái trong 30 phút
- Sử dụng nước ấm để làm sạch môi
- Người bệnh áp dụng cách chữa chàm môi bằng mật ong từ 2 – 3 lần/ngày. Áp dụng trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Chữa chàm môi bằng lá trầu không
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch lá trầu không, để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào cối và giã nát
- Vắt lấy phần nước cốt
- Sử dụng tăm bông thấm vào nước cốt lá trầu không, sau đó bôi lên môi mỗi ngày 3 lần
- Rửa sạch nước cốt lá trầu không trên môi bằng nước ấm.
Sử dụng dầu dừa hoặc tinh dầu thực vật khắc phục triệu chứng của bệnh chàm môi
Nguyên liệu:
- Dầu dừa nguyên chất hoặc dầu oliu, dầu hướng dương.
Cách thực hiện:
- Dùng một lượng vừa đủ dầu dừa hoặc tinh dầu thực vật thoa lên môi
- Giữ nguyên nguyên liệu trên môi trong 60 phút hoặc cho đến khi khô tự nhiên
- Sử dụng nước ấm để làm sạch môi
- Để bệnh tình thuyên giảm, người bệnh nên áp dụng cách sử dụng dầu dừa hoặc tinh dầu thực vật khắc phục triệu chứng của chàm môi từ 2 – 3 lần/ngày trong 3 ngày.
Dùng lá ổi điều trị chàm môi và những triệu chứng của bệnh
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi
- Nấu lá ổi cùng với 300ml nước đến khi còn 100ml nước
- Dùng bông gòn thấm nước lá ổi nguội, sau đó đắp lên môi
- Sau 30 phút, rửa sạch môi bằng nước ấm
- Thực hiện cách dùng lá ổi điều trị chàm môi và những triệu chứng của bệnh 2 – 3 lần/ngày
- Sau 3 ngày kiên trì áp dụng, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng của chàm môi thuyên giảm đáng kể.
Phương pháp chữa bệnh chàm môi theo Tây y
Đối với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân nên áp dụng phương pháp chữa bệnh chàm môi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Để kiểm soát bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc sau:
Nhóm thuốc bôi ngoài da
Một số loại kem dưỡng, thuốc bôi ngoài da sẽ được chỉ định để khắc phục các triệu chứng khó chịu do chàm môi gây ra. Việc áp dụng nhóm thuốc này có thể giúp người bệnh cung cấp nước, tăng cường độ ẩm cho làn da. Từ đó giúp da mềm mịn, không bong tróc, ngăn ngừa môi nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
Ngoài ra việc sử dụng nhóm thuốc bôi ngoài da còn giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy, nổi mụn nước và phòng ngừa những hậu quả có thể xảy ra.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng khi chàm môi xuất hiện đồng thời với tình trạng nhiễm khuẩn. Loại thuốc này không có khả năng điều trị bệnh chàm. Thế nhưng chúng có thể khắc phục bệnh lý và vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc bội nhiễm kèm theo.
Tuy nhiên bệnh nhân không nên kéo dài việc sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc có thể kéo theo các tác dụng ngoại ý. Việc sử dụng loại thuốc này cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc steroid
Thuốc steroid dạng kem bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị chàm môi nói riêng và các bệnh ngoài da nói chung. Loại thuốc này có khả năng làm dịu nhanh tình trạng ngứa da, viêm, đau rát, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh phát triển.
Tuy nhiên thời gian sử dụng thuốc steroid thường ngắn. Việc lạm dụng thuốc có thể gây mỏng da, biến đổi màu da, rạn da và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin đường uống phù hợp với những bệnh nhân mắc chàm môi do dị ứng với thức ăn, mỹ thẩm hay một số dị nguyên khác. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, ức chế sự phát triển của một số dấu hiệu nghiêm trọng khác.
Tương tự như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin có thể khiến người bệnh choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày… trong thời gian sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu sớm thăm khám, chẩn đoán và điều trị, bệnh chàm môi có thể được khắc phục nhanh chóng, không phát triển thành mãn tính và không hình thành biến chứng. Chính vì thế, người bệnh cần sớm liên hệ và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm ra phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất.