Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Bệnh khiến làn da của trẻ bị tổn thương và gây ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu mẹ không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách, để trẻ dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khá nguy hiểm. Bài viết dưới đây là tổng hợp 10 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Chàm sữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Các vị trí dễ bị tổn thương là mặt, da đầu, hai bên má, tay chân,… Khi bệnh mới khởi phát, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu nổi mụn nước màu đỏ và gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Theo thời gian, mụn nước sẽ vỡ ra gây tiết dịch, hình thành vảy và dần bong tróc. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm sữa là do sự bất thường của gen và hệ miễn dịch. Vì thế đây là bệnh lý không có khả năng điều trị dứt điểm ngay lập tức. Theo thời gian, khi mà hệ miễn dịch đã dần phát triển hoàn thiện thì tình trạng bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Thống kê y khoa cho biết, có đến 30% trẻ bị chàm sữa có liên quan đến yếu tố gen di truyền. Loại gen này khiến cho lớp biểu bì bên ngoài da dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Trẻ có cơ địa dễ dị ứng, mắc các bệnh lý như hen suyễn, dị ứng da,…
- Chế độ ăn uống của mẹ quá nhiều đạm khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng.
- Do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, lông chó mèo, đồ chơi của trẻ không đảm bảo vệ sinh,…
- Da trẻ bị khô do tắm rửa lâu ngày hoặc tắm rửa quá nhiều lần.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, chàm sữa là bệnh lý không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để bệnh diễn ra kéo dài sẽ khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, dần biếng ăn và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Khi bệnh chàm sữa khởi phát ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải có các biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách ngay từ sớm để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các vùng da hay bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh là mặt, da đầu, 2 má, tứ chi, phần thân trên,…
- Ban đầu, tổn thương trên da chỉ là những nốt mụn nước màu đỏ gây ngứa ngáy. Lâu dần, da sẽ bị nứt nẻ, đóng vảy và dần bong tróc.
- Sờ vào bạn sẽ thấy làn da bị khô ráp và hơi căng. Nếu trẻ cào gãi sẽ khiến mụn nước vỡ ra gây chảy máu. Thực hiện vệ sinh da không đúng cách sẽ khiến làn da bị nhiễm trùng, để lại sẹo trông rất mất thẩm mỹ.
- Chàm sữa gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Lúc này trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ và ít bú.
9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Trẻ sơ sinh là đối tượng có làn da khá nhạy cảm nên rất dễ dị ứng. Khi trẻ bị chàm sữa, nếu bạn không có các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ khiến bệnh phát triển lan rộng và biến chứng sang nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rát khó điều trị dứt điểm. Mục đích điều trị hiện nay là bình thường hóa tổn thương trên làn da và giảm nguy cơ tái phát bệnh trở lại. Nếu thấy bệnh chàm sữa tái phát ở trẻ sơ sinh, mẹ nên có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm để có thể kịp thời kiểm soát tình trạng bệnh. Dưới đây là 9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo:
1. Kiểm soát nguyên nhân gây bệnh
Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ bị chàm sữa là kiểm soát nguyên nhân gây ra bệnh. Lúc này, mẹ hãy tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tránh để da của trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng ở trên. Đối với trẻ sơ sinh, các tác nhân gây kích ứng đến là da thường gặp là sữa tắm, dị nguyên trong môi trường, chất liệu quả quần áo, mồ hôi, bột giặt hoặc nước xả vải,…
2. Dưỡng ẩm, chăm sóc da đúng cách
Chàm sữa khiến làn da bị bong tróc gây ngứa ngáy rất khó chịu. Lúc này, mẹ nên thực hiện dưỡng ẩm cho trẻ để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Sau khi tắm, mẹ chỉ cần lau khô cơ thể của bé và thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng là được. Sau đó thực hiện massage nhẹ nhàng giúp kem thẩm thấu vào lớp biểu bì da.
Do làn da của trẻ rất dễ bị kích ứng, mẹ cần phải hết sức cẩn trọng khi chọn mua sản phẩm chăm sóc da cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, mẹ cũng nên bấm móng tay cho trẻ thường xuyên. Tránh để trẻ cào gãi lên vùng da bị tổn thương gây trầy xước và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
3. Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính. Thức ăn mẹ sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Nếu trẻ bị chàm sữa trong giai đoạn sơ sinh, mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân.
Lúc này, mẹ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ ăn tái sống, trứng, đồ chiên xào nhiều dầu,… Nếu mẹ không kiêng cữ trong việc ăn uống sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh sau đó.
4. Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ
Trẻ bị chàm sữa cần được vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt và da toàn thân để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Lúc này, mẹ chỉ cần tắm cho bé từ 1 – 2 lần/ngày. Khi tắm nên sử dụng nước ấm, không nên sử dụng nước tắm quá nóng và thời gian tắm cho trẻ không kéo dài quá 10 phút.
Khi vệ sinh cơ thể cho bé, mẹ cần sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ em. Sau khi tắm, cần lấy khăn bông thấm khô nước trên cơ thể rồi mới được mặc quần áo cho trẻ. Khi tắm, mẹ tuyệt đối không được bôi sữa tắm lên trực tiếp làn da của trẻ để tránh gây kích ứng da.
5. Chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương
Nếu các triệu chứng của bệnh chàm sữa khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mẹ có thể sử dụng nước lạnh áp vào vùng da bị tổn thương của trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ làm dịu đi cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Đổ nước vào chai rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng cho mát.
- Sử dụng chai nước mát chườm lên vùng da bị tổn thương của trẻ sơ sinh.
- Chườm lạnh một cách nhẹ nhàng và liên tục trong khoảng 15 phút là được.
6. Môi trường sống phải đảm bảo
Không gian sinh hoạt của trẻ sơ sinh phải sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, không tồn tại dị nguyên (lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc,…) Nếu làn da của trẻ có tiếp xúc với các dị nguyên tồn tại trong môi trường sẽ kích hoạt triệu chứng của bệnh chàm sữa trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ chăn ga. Vào những ngày thời tiết nóng bức mẹ hãy sử dụng thêm các sản phẩm làm mát không khí như quạt, điều hòa,… Nếu nhiệt độ không khí giảm thấp và trở nên hanh khô, bạn có thể dùng máy sưởi và máy cấp ẩm không khí.
7. Cho bé mặc quần áo mềm
Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục làm bằng chất liệu mềm mại có độ thấm hút mồ hôi tốt như bông, cotton, tơ tằm,… Tuyệt đối không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày hoặc quần áo làm bằng chất liệu dễ kích ứng đến làn da như len sợi tổng hợp. Các chất liệu vải này dễ gây bí tắc da và khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
Vào những ngày trời nắng nóng, mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng có độ thấm hút tốt. Đồng thời, chú ý thay quần áo cho bé thường xuyên. Tuyệt đối không được để làn da trẻ bị đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt da, do đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây nhiễm trùng.
8. Sử dụng thuốc Tây y
Ở những trường hợp trẻ bị chàm sữa với mức độ nặng và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm lan rộng, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dựa vào mức độ bệnh trạng của bé mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn điều trị sao cho phù hợp.
Thường được sử dụng là kem bôi chứa cortisone. Loại thuốc này có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh rất nhanh chóng, tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng ở liều thấp với thời gian điều trị ngắn chỉ trong khoảng 1 tuần.
9. Dùng thảo dược tự nhiên
Ngoài các cách trị bệnh ở trên, mẹ cũng có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ. Thường được sử dụng là lá ổi, lá trà xanh, lá sim, lá trầu không, khoai tây,… Dưới đây là hướng dẫn thực hiện chi tiết bạn có thể tham khảo:
+ Vệ sinh da bằng nước lá ổi non
- Hái một nắm lá ổi non rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Đun sôi lá ổi non cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ, sau khoảng 7 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt, nhúng khăn vào nước lá ổi vắt sơ rồi lau lên vùng da bị bệnh của trẻ.
+ Bôi cao lá sim tươi
- Chuẩn bị một nắm lá sim, rửa sạch bụi bẩn rồi đem ngâm trong nước muối để sát khuẩn.
- Sau 15 phút thì vớt dược liệu ra, rửa lại với nước một lần nữa rồi để cho ráo.
- Cho lá sim vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp đun cho đến khi đặc thành cao.
- Mỗi ngày mẹ chỉ cần lấy một lượng cao vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa. Để yên chừng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
+ Thoa nước cốt khoai tây tươi
- Chuẩn bị 4 – 5 củ khoai tây tươi mới đào, đem rửa sạch đất cát bám quanh. Sau đó, cho khoai tây vào nồi nước đang đang sôi, đun trong khoảng 1 phút để khử trùng rồi vớt ra để ráo.
- Thái khoai tây thành miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Sử dụng nước ép khoai tây thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa, để cho khô lại rồi dùng khăn lau sạch.
Trên đây là các mẹo chữa bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh chàm sữa, bạn nên có các biện pháp xử lý kịp thời ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: