Blogs Blogs

Back

Rụng Tóc Vành Khăn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Nên Biết

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ do chứng bệnh còi xương hoặc thiếu hụt vitamin D gây ra. Điều này khiến không ít các mẹ lo lắng liệu đây có phải là bệnh lý hay dấu hiệu của bệnh gì hay không? Cùng tìm hiểu kỹ lý do cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Rụng tóc vành khăn là gì? Vì sao trẻ bị rụng tóc vành khăn?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng xảy ra ở trẻ sơ sinh, khi tóc rụng nhiều ở phần sau gáy và tạo thành vành mũ xung quanh đầu. Một số thông tin cho rằng, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, canxi, vitamin D, vitamin C. 

Trong đó, thiếu hụt vitamin D được xem là nguyên nhân chủ yếu là do vi chất chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển tóc, lông và móng. 

Rụng tóc vành khăn là gì?
Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc vành khăn

Rụng tóc do thiếu vitamin D thường xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, đặc biệt trẻ dưới 4 tháng tuổi là độ tuổi bị rụng tóc vành khăn nhiều nhất. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, thậm chí khi bé đã 11 – 15 tháng tuổi hoặc lớn hơn vẫn có thể gặp phải. Bên cạnh đó, tư thế nằm và hoạt động của bé cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Dấu hiệu phát hiện rụng tóc vành khăn không nên bỏ qua

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt rụng tóc do thiếu chất sẽ có những dấu hiệu khác với chứng rụng tóc do các bệnh lý khác hay rụng tóc sinh lý. Để phân biệt, các bậc cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau: 

1. Rụng tóc không do bệnh 

Khi phát hiện trẻ bị rụng tóc nhưng có những mảng hói lớn hơn cả một khoảng so với vị trí khác thì đừng vội lo lắng, hãy cẩn thận quan sát tư thế của trẻ khi hoạt động hay ngủ trước tiên.

Bởi trẻ sơ sinh chưa biết ngồi nên việc thường xuyên phải nằm và cọ xát đầu vào gối, khăn cũng là nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu đi và rụng dần.

Rụng tóc có thể do tư thế ngủ của bé
Rụng tóc vành khăn có thể do tư thế ngủ của bé

Nếu thấy bé luôn ngủ ở một tư thế hoặc khi ngồi có xu hướng tựa phần đầu vào sau ghế thì vị trí bị tiếp xúc và cọ xát nhiều sẽ có xu hướng bị rụng tóc, gây nên mảng hói lớn hơn so với các vị trí khác. Phụ huynh sẽ nhận biết được tình trạng rụng tóc này rõ nhất vào khoảng thời gian 3 – 6 tháng tuổi, khi tóc trẻ mọc nhiều hơn so với thời điểm dưới 3 tháng. 

Đối với hiện tượng rụng tóc do tư thế nằm, từ 6 tháng đến 1 tuổi trở đi sẽ tự hết và tóc có thể mọc đều bình thường. 

2. Do thiếu vitamin D 

Đối với trẻ sơ sinh bị chứng rụng tóc vành khăn sẽ có những dấu hiệu đi kèm rõ rệt như:

  • Thường xuyên quấy khóc, khóc nhiều vào ban đêm.
  • Ngủ không sâu giấc.
  • Về đêm đổ nhiều mồ hôi (hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm).
  •  Lúc ngủ hay bị giật mình.

Như vậy là không chỉ do thiếu vitamin D mà còn có thể là biểu hiện của bệnh còi xương, rối loạn chuyển hóa canxi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. 

Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì?

Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn có sao không và có nên uống vitamin D không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Có thể nói, việc trẻ sơ sinh bị hiện tượng này là điều không quá đáng lo bởi tình trạng này có thể khắc phục bằng nhiều cách đơn giản tùy theo nguyên nhân gây ra, cũng có thể sẽ hoàn toàn biến mất sau khi bé lớn dần.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện của tình trạng trên để có cách khắc phục kịp thời và trị dứt điểm để tránh việc ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ sơ sinh sau này.

Khi phát hiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng mà nghĩ ngay đến việc bổ sung nhanh chóng vitamin D vào cơ thể bé qua đường uống hàng ngày mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Thực tế, theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe ở trẻ nhỏ thì không nhất thiết phải bổ sung vi chất bằng đường uống cho trẻ, đặc biệt là việc uống thuốc bổ sung canxi, thuốc bổ sung vitamin D,… Bởi việc bổ sung vi chất tùy tiện là việc làm không khoa học, có thể dẫn đến hiện tượng trẻ bị dư thừa dưỡng chất hoặc cơ thể không kịp hấp thụ lượng lớn dưỡng chất, gây những hệ lụy không tốt.

Rụng tóc vành khăn nên ăn uống như thế nào?
Việc bổ sung vitamin D tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh

Một lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc mạch vành, nếu có quá nhiều luồng ý kiến về vấn đề này, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị đúng đắn và an toàn nhất. 

Cách khắc phục hiện tượng rụng tóc vành khăn

Việc quan trọng là phải tìm ra căn nguyên gây hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, từ đó mới có thể đưa ra cách điều trị phù hợp. Trong đó, có hai nhóm cách điều trị chính như sau:

Điều trị từ tác nhân bên ngoài 

Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn do nằm sai tư thế, các mẹ nên khắc phục bằng cách thay đổi tư thế nằm của trẻ, không đặt trẻ nằm quá nhiều và quá lâu ở một tư thế. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên bao bọc bé trong nhà trong giai đoạn sơ sinh. Nếu có cơ hội, hãy chọn một vài ngày có nắng sớm hay chiều mát, mẹ đưa trẻ ra ngoài để hít thở khí trời trong lành, vừa giúp trẻ cứng cáp mà còn có thể hạn chế tình trạng này. 

Hơn nữa, phụ huynh cũng chọn chất liệu gối, chăn mềm mại để không làm tổn thương da đầu bé. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối. Hạn chế đội mũ quá lâu, mũ chật, đồng thời giữ vệ sinh mũ nón cho trẻ. 

Thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách chữa trị hiệu quả
Thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách chữa rụng tóc vành khăn

Điều trị từ tác nhân bên trong 

Nếu nguyên nhân là do thiếu hụt vi chất thì các mẹ nên bổ sung qua bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Một khẩu phần ăn nếu muốn vitamin và khoáng chất hấp thụ tốt hơn thì nên thêm một chút dầu mỡ. 

Một cách khác để tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ đó là tắm nắng. Quá trình tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp các Tiền Vitamin D biến thành Vitamin D có lợi cho cơ thể trẻ, không những giúp ngăn ngừa rụng tóc mà còn cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Thời gian tắm nắng tốt nhất là 7 – 8 giờ sáng và chỉ tắm từ 5 – 7 phút hàng ngày. Vào mùa hè thì nên tắm sớm hơn từ 6 – 7 giờ. Tuyệt đối không cho trẻ tắm sau 9 giờ, khi mặt trời đã lên cao và nắng chói chang vì khi đó trong ánh nắng có chứa tia cực tím có hại cho da và mắt của trẻ. Cha mẹ cũng lưu ý không được tắm nắng cho trẻ ở phía sau cửa kính bởi ánh ánh mặt trời khi rọi vào cửa kính có thể sẽ phản xạ vào chúng ta với cường độ mạnh, rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em bởi làn da chúng còn quá nhạy cảm. 

Trên đây là những thông tin tổng quan về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh phần nào giải tỏa được nỗi lo “Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có sao không?”. Nhớ kỹ, luôn quan sát tình trạng của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng của con các mẹ nhé!

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Comments
No comments yet. Be the first.