Đau bao tử ăn khổ qua được không là băn khoăn của nhiều người mắc đau dạ dày. Trên thực tế, khổ qua (mướp đắng) là một dược liệu quen thuộc, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy, thực hư đau dạ dày ăn mướp đắng ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về loại thực phẩm này.
Bị bệnh đau bao tử ăn khổ qua được không?
Đau bao tử (đau dạ dày) là bệnh lý thường gặp hiện nay ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, trong đó, chế độ ăn uống không khoa học là một trong những lý do phổ biến nhất. Cũng chính bởi vậy, chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố hàng đầu mà người bệnh cần lưu ý khi chữa bệnh lý này. Vậy, khổ qua có tốt cho dạ dày không và đau bao tử ăn khổ qua được không?
Khổ qua là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Trong Đông y, khổ qua có tính hàn, vị đắng, được quy vào tâm, vị, can. Đây là dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc tố, bổ gan dưỡng huyết, kích thích tiêu hóa và có hiệu quả tiêu viêm.
Những công dụng của mướp đắng cũng được được kiểm chứng trong y học hiện đại, có tác dụng tốt với hệ đường ruột nói chung:
- Mướp đắng chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chống lại các gốc tự do. Đây cũng là thành phần có khả năng làm lành những vết viêm loét hiệu quả.
- Các hoạt chất Alcaloid, Tanin, Saponin, Glycosid,… giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày là làm lành các vết loét niêm mạc, cải thiện hiệu quả tình trạng đau bao tử.
- Sắt, kẽm, kali, folate có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn kém của người bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính.
- Chất xơ có trong mướp đắng tạo điều kiện tốt để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn.
- Momordicin – hoạt chất có hiệu quả kháng viêm rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày do sự tấn công của vi khuẩn Hp.
Với những hiệu quả trên đã trả lời cho câu hỏi: “Đau bao tử ăn khổ qua được không?”. Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng, khổ qua rất tốt đối với bệnh nhân mắc viêm dạ dày. Sử dụng đúng thời điểm, đúng cách, đúng số lượng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng đã đánh giá, việc sử dụng mướp đắng trong thực đơn hàng ngày có khả năng lưu thông mạch máu tốt, giúp giảm viêm, chống loét dạ dày. Từ đó, những triệu chứng của đau dạ dày cũng thuyên giảm nhiều. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng thực phẩm này, cần phải có sự chỉ định về liều lượng của bác sĩ chuyên môn để có chế độ ăn phù hợp nhất.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Các cách chế biến khổ qua tốt cho bệnh dạ dày
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Đau bao tử ăn khổ qua được không” là có. Việc bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống cho người đau dạ dày hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh, ngoài ra còn có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ thực phẩm khổ qua.
1. Trứng xào mướp đắng
Đây được xem là món ăn phổ biến và được chế biến đơn giản nhất trong nhiều món từ khổ qua.
Nguyên liệu chuẩn bị: Khổ qua, trứng gà.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế sạch khổ qua, cắt đôi theo chiều dọc thân quả, bỏ phần hạt bên trong rồi thái thành từng lát mỏng.
- Đập trứng gà ra bát và đánh tan phần lòng đỏ.
- Cho dầu vào chảo và xào khổ qua cho chín mềm, nêm thêm một chút gia vị.
- Khi khổ qua chín thì cho trứng vào xào cùng, cho thêm gia vị nếu chưa vừa vặn, đợi trứng chín hẳn thì tắt bếp và bày trí ra đĩa.
- Sử dụng món ăn khi còn nóng sẽ thơm ngon và kích thích hương vị hơn. Là món ăn có nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên người dùng chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần trong một tuần.
2. Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt xuất hiện nhiều trong thực đơn hàng ngày của người dân Việt. Nguyên liệu phổ biến, cách chế biến đơn giản tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn và rất tốt cho dạ dày.
Nguyên liệu chuẩn bị: Mướp đắng, thịt lợn băm, trứng vịt, nước hầm xương, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá và các loại gia vị.
Các bước thực hiện:
- Làm sạch khổ qua, cắt từng khúc theo chiều ngang của thân quả rồi bỏ hết phần hạt và ruột trong quả.
- Thịt băm ướp gia vị vừa vặn rồi đập trứng vịt vào cùng thịt băm và đảo đều.
- Mộc nhĩ và nấm hương sơ chế sạch sẽ, ngâm nước nóng và băm nhỏ. Sau đó cho mộc nhĩ, nấm hương vào cùng hỗn hợp trứng và thịt.
- Nhồi hỗn hợp thịt, trứng, mộc nhĩ, nấm hương vào bên trong khổ qua.
- Đun sôi nồi nước xương rồi cho khổ qua vào đun cùng. Đun cho tới khi mướp đắng nhồi thịt chín thì tắt bếp và cho ra bát.
- Sử dụng canh mướp đắng nhồi thịt khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn.
3. Khổ qua xào nấm
Người bệnh có thể thay đổi thực đơn với món khổ qua xào nấm thanh đạm, hấp dẫn và đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị: Khổ qua, nấm rơm, cà rốt, rau mùi, hành lá, hành khô và các gia vị khác.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch mướp đắng, bỏ toàn bộ phần hạt và ruột trên trong rồi thái lát mỏng.
- Ngâm mướp đắng với nước đá hoặc nước muối loãng để hạn chế vị đắng của thực phẩm.
- Sơ chế cà rốt và thái thành từng sợi mảnh.
- Nấm rơm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút rồi để ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, phi hành khô thơm rồi lần lượt cho nấm, cà rốt và mướp đắng vào xào chung.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, khi các thực phẩm đã chín đều thì cho hành lá và rau mùi vào đảo rồi tắt bếp, bày trí đồ ăn ra đĩa.
4. Canh khổ qua nấu xương
Sự kết hợp giữa khổ qua và xương heo khiến món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn. Để thực hiện món ăn này, người dùng chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản, thao tác chế biến không quá cầu kỳ, giúp giảm đáng kể các triệu chứng bệnh viêm dạ dày.
Nguyên liệu chuẩn bị: Mướp đắng, xương lợn (30g), hành, rau mùi, tỏi và các gia vị.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ tất cả các nguyên liệu: xương lợn rửa sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn, khổ qua bỏ lõi và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Sơ chế các tỏi, hành lá và ngò.
- Ướp xương lợn với tỏi cùng một số loại gia vị khác như: Bột canh, nước mắm, hạt nêm…
- Cho nồi lên bếp cùng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm rồi cho xương lợn vào cùng, đảo qua khoảng 5 – 7 phút và cho thêm nước vào ninh xương.
- Ninh xương càng nhừ càng tốt, nêm nếm gia vị cho vừa vặn.
- Khi xương đã nhừ, cho khổ qua vào đun cùng. Khổ qua chín thì cho hành và ngò vào đun.
- Tắt bếp và cho canh ra bát, bày trí sao cho đẹp mắt.
5. Trà khổ qua
Ngoài việc chế biến những món ăn, người dùng có thể sử dụng trà khổ qua cũng rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: Mướp đắng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sơ chế mướp đắng, để ráo rồi thái thành từng lát mỏng.
- Đun mướp đắng với nước, đun trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất ngấm ra trà.
- Sử dụng trà khổ qua sau mỗi bữa ăn. Dùng tối đa 3 – 4 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lời khuyên khi sử dụng mướp đắng cho người đau dạ dày
Là một loại thực phẩm rất tốt cho người đau dạ dày, tuy nhiên, người bệnh khi sử dụng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Mướp đắng là thực phẩm có tương tác với hai loại thuốc điều trị ung thư là paclitaxel và vinblastine. Những người đang sử dụng hai loại thuốc này tuyệt đối không được ăn mướp đắng.
- Không dùng khổ qua trong một thời gian quá dài, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng, người bị đau dạ dày chỉ nên dùng khổ qua 3 lần/ tuần.
- Nên loại bỏ lõi của khổ qua khi chế biến, hạt khổ qua chứa dược tính, người bệnh có thể gặp tình trạng đau dạ dày buồn nôn, đau đầu nếu sử dụng.
- Sử dụng khổ qua chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, không có khả năng khắc phục hoàn toàn. Người bệnh nên kết hợp với những phương pháp khác để quá trình điều trị thuận lợi hơn.
- Những người mắc bệnh lý về gan, thận, huyết áp, thiếu canxi, phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng khổ qua.
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi: “Đau bao tử ăn khổ qua được không” và hướng dẫn người dùng chế biến một số món ăn đơn giản từ thực phẩm này. Để việc điều trị dạ dày đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải lưu ý về cách dùng cũng như kết hợp với phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
BẠN BỊ CƠN ĐAU DẠ DÀY HÀNH HẠ – LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Theo: Y Tế Bắc Kạn