Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một phương pháp điều trị đơn giản, lành tính. Nhưng khi áp dụng thực tế, không nhiều người biết cách làm thế nào để đảm bảo dùng vừa an toàn lại đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung chính trong bài
- 1 Lá lốt chữa vảy nến có hiệu quả không
- 2 Cách trị vảy nến bằng lá lốt
- 3 Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt cần chú ý gì?
Lá lốt chữa vảy nến có hiệu quả không
Vốn là một trong những bệnh viêm da mãn tính thường gặp nhất, tình trạng này xảy ra là do hiện tượng tăng sinh bất thường ở tế bào da. Bệnh rất khó chữa và dễ tái phát, các biện pháp phổ biến hiện nay là dùng các loại thuốc Tây y để điều trị nhưng hiệu quả không cao, lại có nhiều độc tính lẫn tác dụng phụ.
Chính vì vậy, tìm đến các phương pháp Đông y với thảo mộc là một xu hướng trong điều trị ngày nay và chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt đang trở thành một chủ đề “hot. Bài thuốc này có hai ưu điểm tuyệt đối mà thuốc tân dược không thể sánh bằng là cực kỳ lành tính, không độc hại cho cơ thể và không hề tốn kém như thuốc Tây.
Trong y học cổ truyền, lá lốt là một trong những cây thuốc có rất nhiều công dụng khác nhau gồm có: điều trị bệnh phong thấp, thấp khớp mạn, đau nhức tay chân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, viêm cấp tính vùng răng.
Còn theo khoa học hiện đại, lá lốt chữa vảy nến có danh pháp khoa học là Piper lolot C.DC thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Trong lá lốt có 35 hợp chất và mới xác định được 25 chất, các hoạt chất chính trong lá lốt là 12 loại alcaloid và beta-caryophylen; rễ cây lá lốt chứa tinh dầu có thành phần chính là chất benzyl-axetat.
Tất cả những hoạt chất này lại đều có nhiều công dụng tốt trong việc chữa bệnh viêm da cơ địa này:
- Ancaloit: Các ancaloit trong lá lốt thuộc dạng acid amin thực vật có j tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau khá tốt, có thể giúp vết thương mau lành.
- Benzyl Axetat và beta – caryophylen: cả hai hoạt chất này tựa như một chất dưỡng ẩm, làm vùng da bị bệnh được làm dịu, giảm thiểu cảm giác khó chịu hoặc đau đớn.
Cùng những lợi ích và đặc điểm dược lý như vậy nên từ rất nhiều năm qua, lá lốt đã nhanh chóng trở thành một lựa chọn của rất nhiều người, với mục đích là khống chế bệnh tật và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Cách trị vảy nến bằng lá lốt
Trong kinh nghiệm dân gian, chữa bệnh viêm da bằng lá lốt có thể chữa theo cả đường uống bên trong lẫn dùng ngoài. Người bệnh có thể dùng lá lốt theo nhiều cách khác nhau như đun lá lốt để uống, ngâm chân bằng lá lốt hoặc giã nhỏ để đắp lên vùng da bị bệnh. Sử dụng các biện pháp cả bên trong lẫn bên ngoài sẽ làm gia tăng công hiệu của thuốc, khống chế tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Sau đây là một số phương pháp dùng lá lốt được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:
Cách 1: Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt theo cách ngâm hoặc tắm
Vì là một bệnh viêm da mãn tính nên việc ngăn chặn các vùng da bị ảnh hưởng khỏi bị viêm nhiễm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc làm sạch các vùng da bị tổn thương có nhiều tác dụng: giảm ngứa, giảm đau, kháng khuẩn tạo điều kiện các vùng da nhanh lành hơn, hạn chế nảy sinh các vùng da bị sẹo.
Khi ngâm hoặc tắm các hoạt chất trong lá lốt sẽ thấm sâu vào vùng da bị tổn thương, làm mềm da giúp giảm bớt tình trạng đau rát và phù nề. Người bệnh cũng có thể kết hợp cách này với biện pháp chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng để gia tăng hiệu quả/
Chọn lấy khoảng 10 – 12 nhánh lá lốt còn tươi, lấy cả rễ. Tiếp theo là rửa thật sạch, nếu có thể thì nên ngâm nước muối khoảng 5 phút rồi cho vào nồi. Đun sôi thật kỹ sau đó để nguội. Loại bỏ phần lá lốt ra ngoài, sau đó hòa phần nước lá lốt với nước sạch để tắm hoặc ngâm chân, tay đều được. Sau khi tắm xong, chỉ lau sạch người chứ không tắm lại hoặc rửa lại bằng nước lã. Vì nó sẽ làm giảm công hiệu của lá lốt.
Người bệnh nên ngâm hoặc tắm mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 7 ngày, nếu chỉ ngâm thì nên ngâm ít nhất 20 phút cho mỗi lần.
Cách 2: Chữa vảy nến bằng lá lốt theo cách lấy nước uống
Bệnh này không chỉ là vấn đề ngoài da thông thường, mà nó còn do sự tăng sinh của các tế bào. Vì vậy nếu chữa bằng lá lốt thì người bệnh nên kết hợp cả đường uống và tắm bên ngoài là tốt nhất.
Áp dụng cả hai biện pháp sẽ làm thu ngắn thời gian điều trị bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện chất lượng sống.
Để làm nước uống lá lốt chữa vảy nến thì chúng ta chỉ chọn lá lốt chứ không cần lấy cả rễ như làm nước tắm. Chọn ra khoảng 1 nắm lá già nhưng sạch sẽ, không bị sâu bệnh.
Chúng ta đem lá rửa thật sạch, rồi ngâm nước muối khoảng 20 phút sau đó để lá thật ráo nước. Sau đó cho toàn bộ lá vào máy xay sinh tố, hòa thêm nước và xay thật nhuyễn, nếu nhà bạn không có máy thì có thể dùng cối để giã. Cuối cùng gạt bỏ phần bã, chỉ lọc lấy nước và uống.
Với phương pháp này người bệnh chia ra uống làm 2 lần trong ngày. Mỗi đợt uống liên tục trong 1 tuần thì ngưng.
Cách 3: Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt dùng để đắp
Nếu uống nước và tắm vẫn chưa thể khiến tình trạng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng thì biện pháp đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bị tổn thương là giải pháp được ưu tiên sử dụng.
Với cách thức này, những hoạt chất trong lá lốt sẽ tác động trực tiếp và thấm sâu hơn vào bên trong các vùng da viêm. Khi đó, các triệu chứng của bệnh như sưng, đau rát sẽ hết nhanh hơn.
Chọn một nắm lá lốt chữa vảy nến đủ với diện tích da bị ảnh hưởng. Rửa thật sạch lá, rồi ngâm vào nước muối ít nhất 10 phút để loại bỏ tất cả vi khuẩn hay ký sinh trùng có trong lá. Để lá thật ráo nước rồi cho toàn bộ lá vào cối giã nát. Trước khi đắp, người bệnh cần dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vùng da viêm. Sau đó, lấy lá lốt đã giã nát đắp lên, dùng băng gạc hoặc khăn sạch cố định phần da đắp ít nhất 30 phút. Sau cùng lau sạch bằng nước ấm là được.
Với biện pháp này, người bệnh có thể thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Mỗi đợt đắp lá không có thời gian quy định, có thể đắp đến khi nào bệnh tình biến chuyển hoặc dứt hẳn thì ngừng.
Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt cần chú ý gì?
Chữa bệnh bằng lá lốt là một bài thuốc dân gian vì vậy nó cũng thừa hưởng tất cả những ưu điểm của dân gian như lành tính, dễ làm, chi phí thấp và hầu như không tác dụng phụ.
Nhưng để có thể phát huy tốt nhất hiệu quả của bài thuốc này thì người bệnh cần phải chú ý những điều sau:
- Trước khi tắm hay ngâm bằng nước lá lốt, người bệnh nên tắm bằng nước sạch trước để loại bỏ các vi khuẩn trên da.
- Nếu bạn có thời gian hoặc điều kiện thì hãy ngâm toàn thân vào nước lá lốt ít nhất 10 phút. Có thể dùng bã lá lốt để chà xát vào các vùng da bị tổn thương,
- Không sử dụng bất kỳ loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng nào tiếp xúc trực tiếp vào vùng da đang bị viêm.
- Các bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt dân gian thường xuất hiện tác dụng lâu hơn nên bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
- Sau khi tắm bằng lá lốt cần lau sạch cho khô người và nên dùng các quần áo rộng và thoáng mát, không mặc những quần áo bó sát để tránh kích ứng các vùng da đang bị bệnh.
- Có thể dùng thêm những chế phẩm khác có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da để hạn chế khả năng các vùng da bị bong tróc, và giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
- Thường xuyên giữ sạch sẽ các vùng da để tránh nhiễm khuẩn.
- Với trường hợp người bệnh đang mang bầu thì không nên dùng lá lốt để uống mà chỉ dùng để tắm hay đắp ngoài da.
- Không dùng lá lốt nếu người bệnh đang bị nóng trong người, táo bón, đau dạ dày, nhiệt miệng.
Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một bài thuốc dân gian nên nó chỉ có tác dụng với tình trạng bệnh nhẹ hay mới xuất hiện. Nếu bệnh nặng hoặc không có phản ứng sau thời gian áp dụng thì người bệnh cần đi khám để có phương hướng điều trị tốt hơn.
Bác sĩ Trần Hùng