Blogs Blogs

Back

Các Biến Chứng Của Bệnh Vảy Nến Bạn Nên Đề Phòng

Vảy nến gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu người bệnh không tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách ngay từ sớm, bệnh sẽ có cơ hội chuyển biến nặng và gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bài viết dưới đây là tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến bạn có thể tham khảo.

Vảy nến là bệnh lý tự miễn, nếu không điều trị sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng
Vảy nến là bệnh lý tự miễn, nếu không điều trị sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng

Những thông tin cần biết về bệnh vảy nến

Vảy nến là tổn thương da mãn tính có liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa. Tại lớp biểu bì da, các tế bào da mới được sản sinh thường xuyên để thay thế cho tế bào chết, chu kỳ này sẽ diễn ra kéo dài trong vòng 1 tháng. Nhưng ở bệnh nhân bị vảy nến thì chu kỳ này chỉ diễn ra trong vài ngày. Quá trình sản xuất da diễn ra quá nhanh sẽ gây tích tụ tế bào chết trên da, trở nên dày sừng và sần sùi.

Đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện mảng da bị tổn thương có màu hồng và dễ bong tróc. Khuỷu tay và đầu gối là những vùng da dễ khởi phát bệnh nhất. Theo thời gian, các vùng da bị tổn thương sẽ trở nên sậm màu, bong tróc vảy trắng, gây ngứa rát và nứt nẻ. Nhiều trường hợp còn phải đối mặt với tình trạng chảy máu rất đau đớn.

Bệnh vảy nến khởi phát có liên quan trực tiếp đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Lúc này, tế bào lympho T bị nhầm lẫn, thay vì tấn công vi khuẩn gây bệnh chúng lại tấn công vào tế bào da. Điều này đã kích thích tế bào da tăng sinh quá mức và gây ra bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là do gen di truyền, chấn thương vật lý ngoài da, mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, căng thẳng thần kinh kéo dài,…

Các biến chứng của bệnh vảy nến nên đề phòng

Bệnh vảy nến khởi phát khiến làn da bị tổn thương, trông rất mất thẩm mỹ và tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Đồng thời, triệu chứng của bệnh còn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn không tiến hành xử lý đúng cách ngay từ giai đoạn sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh vảy nến mà bạn cần đề phòng là:

+ Bệnh về tim mạch và huyết áp

Bị vảy nến khiến người bệnh có nguy cơ đau tim cao gấp nhiều lần so với bình thường
Bị vảy nến khiến người bệnh có nguy cơ đau tim cao gấp nhiều lần so với bình thường

Bệnh vảy nến có thể gây biến chứng đến hệ tim mạch và huyết áp. Thống kê y khoa cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến có nguy cơ đau tim cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Bên cạnh đó, các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh vảy nến còn tồn tại tác dụng phụ là làm tăng cholesterol trong máu. Điều này đã khiến cho người bệnh có nguy cơ cao mắc các vấn đề như xơ vữa động mạch, đau tim, thậm chí là đột quỵ.

+ Viêm khớp

Khớp cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nếu bệnh vảy nến tiếp tục chuyển biến nặng. Viêm khớp là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị vảy nến, thống kê cho thấy có khoảng 53% số ca bệnh mắc phải biến chứng này.

Bệnh vảy nến mức độ nặng sẽ gây tổn thương lan tỏa đến các khớp xương. Khi mắc phải biến chứng này người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức và viêm sưng rất khó chịu. Các khớp dễ bị ảnh hưởng nhất là gót chân, mặt trong của bàn chân, khớp xương có gân và dây chằng bám vào.

Nếu người bệnh không tiến hành điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xương với các biến chứng như viêm cột sống, viêm xương chậu,…

+ Biến chứng lên thận

Vảy nến chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng lên thận. Đây là biến chứng ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Lúc này, chức năng lọc máu và đào thảo độc tố của thận sẽ dần suy giảm. Nếu không tiến hành khắc phục, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy thận, hư thận,…

Hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh vảy nến vẫn tiếp tục chuyển biến nặng
Hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh vảy nến vẫn tiếp tục chuyển biến nặng

Nếu bạn có thói quen dùng thuốc Tây y bừa bãi để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, thành phần dược tính trong thuốc Tây sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại cho thận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây biến chứng tại thận khi bị vảy nến.

+ Tiểu đường giai đoạn 2

Khi bị vảy nến, cơ thể người bệnh đã kháng insulin và ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng. Điều này đã khiến cho nồng độ insulin trong máu của người bệnh sẽ tăng cao mất kiểm soát và tạo điều kiện khởi phát bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân bị vảy nến mức độ trung bình và nặng sẽ có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn bình thường.

+ Rối loạn chuyển hóa 

Khi bị vảy nến, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở nên rối loạn. Điều này đã khiến cho người bệnh có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như béo phì, gout, đa cứng bì, lupus ban đỏ, celiac,…

+ Một số biến chứng khác

Biến chứng lên mắt ( viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào,…), gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, gây tổn thương đến tai làm suy giảm thính lực, gây tổn thương đến khoang miệng, tác động tiêu cực đến tâm lý,…

Biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh vảy nến

Khi bị vảy nến bạn nên tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Đồng thời, chủ động có các biện pháp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể là:

Tiến hành chăm sóc da đúng cách khi bị vảy nến giúp phòng ngừa biến chứng
Tiến hành chăm sóc da đúng cách khi bị vảy nến giúp phòng ngừa biến chứng
  • Dưỡng ẩm cho da là điều rất cần thiết khi bị vảy nến. Nếu để da khô sẽ kích thích khởi phát triệu chứng của bệnh và khiến tình trạng bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng, không chứa hóa chất gây kích ứng đến làn da. Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên vùng da bị tổn thương để tránh bị bội nhiễm.
  • Nếu thường xuyên sinh hoạt trong môi trường máy lạnh, bạn nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm giúp cân bằng ẩm không khí. Tránh để da tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại.
  • Có các biện pháp ổn định tinh thần, tránh bị căng thẳng quá độ. Do căng thẳng cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh và khiến bệnh chuyển biến nặng. Khi bị căng thẳng bạn có thể tập yoga, chơi thể thao, nghe hoặc hoặc dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể để phòng ngừa bùng phát triệu chứng của bệnh. Vitamin D có rất nhiều trong cá hồi, sữa, ngũ cốc hoặc tự tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da. Tuyệt đối nói không với đồ uống có cồn và đồ uống chứa chất kích thích
  • Chế độ ăn uống của người bị vảy nến phải kiêng khem rất nghiêm ngặt. Lúc này, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu gluten trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế việc gây tổn thương đến làn da bằng cách cắt tỉa móng tay thường xuyên, mặc quần áo dài để tránh bị côn trùng đốt, không chơi các môn thể thao nguy hiểm, đeo găng tay khi làm vườn,…
Bổ sung nhiều rau xanh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh
Bổ sung nhiều rau xanh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh

Trên đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi bị vảy nến, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành hành khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, gây phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/bien-chung-cua-benh-vay-nen-3040.html
Comments
No comments yet. Be the first.