Blogs Blogs

Back

Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian tại nhà

Xuất huyết tiêu hóa gây ra những hệ lụy hết sức nguy hiểm, bao gồm cả tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách kịp thời. Tùy vào mức độ xuất huyết mà người bệnh có thể chọn điều trị bằng Tây y, Đông y hay các bài thuốc gian gian. Tham khảo ngay các cách điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới đây để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng Tây y

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý nghiêm trọng gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được các chuyên gia, bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tây y điều tị xuất huyết tiêu hóa được nhiều người lựa chọn
Tây y điều tị xuất huyết tiêu hóa được nhiều người lựa chọn

Điều trị nội khoa

Để chữa người bệnh thường được kê đơn sử dụng một số loại thuốc đặc trị xuất huyết tiêu hóa để giúp cầm máu và giảm các triệu chứng liên quan như:

  • Thuốc kháng acid: Cimetidin, somatostatin, famotidin, ranitidin… Các loại thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch nhằm ức chế tiết acid tiêu hóa ngay lập tức để làm lành vết thương.
  • Thuốc ức chế bơm proton dạng viên: Esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole… phối hợp điều trị diệt khuẩn Hp nếu có sau khi vị trí xuất huyết tiêu hóa đã ổn định.
  • Ngoài ra, người bệnh xuất huyết sẽ được cấp cứu bằng cách truyền hồng cầu, truyền dịch, thở oxy nếu cần thiết.

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, người bệnh buộc phải dùng tất cả các loại thuốc có thể khiến cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn như: Warfarin, Aspirin, Ibuprofen và các loại NSAID khác.

Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa thường được xem xét và chỉ định cho những trường hợp khẩn cấp, xuất huyết nghiêm trọng, lượng máu mất lớn hoặc bệnh nhân bị mất ổn định huyết động và cần truyền một lượng máu lớn để làm giảm nguy cơ mất máu dẫn tới tử vong.

Những trường hợp cụ thể cần tiến hành phẫu thuật gồm những người xuất huyết do:

  • Bệnh viêm ruột.
  • Do khối u hoặc xuất hiện ung thư dẫn đến chảy máu trong.
  • Xuất huyết nghiêm trọng và những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong đợi.
  • Người bệnh đã truyền hơn 6 đơn vị máu và huyết áp không ổn định.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốc do mất máu.
  • Người mắc xuất huyết đường tiêu hóa dưới tái phát.

Hiện nay, phẫu thuật điều trị xuất huyết đường tiêu hóa thường được thực hiện thông qua nội soi. Điều này đã giúp cho tỉ lệ hồi phục tăng đáng kể và làm giảm nguy cơ xuất hiện các rủi ro không mong muốn.

Đông y chữa bệnh hiệu quả, an toàn

Để khắc phục các hậu quả của xuất huyết dạ dày, bước làm đầu tiên là thực hiện các biện pháp giúp cầm máu, ổn định vị trí xuất huyết. Do đó, sử dụng các bài thuốc Đông y giúp cầm máu, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị xuất huyết tiêu hóa vẫn được nhiều người tin dùng. Một số bài thuốc điều trị bệnh xuất huyết dạ dày người bệnh có thể tham khảo như:

Bài thuốc Đông y giúp cầm máu, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị xuất huyết tiêu hóa
Bài thuốc Đông y giúp cầm máu, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị xuất huyết tiêu hóa

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này chuyên dùng trong các trường hợp chữa trị bệnh viêm loét dạ dày dẫn đến xuất huyết bên trong.

  • Chuẩn bị: Cần 10g trần bì, 15g cam thảo tươi và 90ml mật ong nguyên chất.
  • Cách dùng: Cam thảo tươi cho vào sắc kĩ, sau đó cho trần bì vào sắc tiếp. Sắc đến khi kiệt bã thuốc, thì chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 phần uống 3 lần trong ngày. Khi uống cho thêm mật ong vào khuấy kĩ.

Bài thuốc số 2 

Bài thuốc đem đến công hiệu trong việc cầm máu và bồi bổ cho các cơ quan tiêu hóa bị tổn thương do xuất huyết, đồng thời giúp dưỡng huyết, bổ máu.

  • Chuẩn bị dược liệu: Sen cạn 50g, uất kim, táo quả 8 – 10 quả.
  • Áp dụng: Cho cả táo và sen vào ấm, đổ thêm 2 bát nước và sắc trên lửa nhỏ. Chờ thuốc cạn đi một nửa thì gạn bỏ bã lấy nước cốt uống 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 3: 

  • Nguyên liệu: Uất kim (nghệ vàng), cát căn (sắn dây), chuối hột và một chút mật ong.
  • Cách thực hiện: Uất kim và cát căn rửa sạch, cùng với chuối hột đem đi thái mỏng rồi phơi đến khi khô quắt. Sau đó mang đi xay thành bột, mỗi lần dùng lấy 15g bột thuốc trộn với 1 thìa mật ong, dùng 3 lần/ ngày. Dùng thuốc trước khi ăn các bữa chính và không dùng khi mới uống nước để đạt hiệu quả.

Sơ can Bình vị tán

Nhắc đến các bài thuốc đông y điều trị xuất huyết tiêu hóa, dạ dày hiệu quả thì không thể bỏ qua Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc. Bài thuốc là sự kết tinh hoàn hảo của các vị thuốc thanh nhiệt giải độc (như bồ công anh, thương nhĩ tử…), các vị thuốc hoạt huyết giảm sưng đau (như nghệ vàng, vỏ cây gạo…) với các vị thuốc giảm đầy hơi, ợ chua (như ô tặc cốt, thanh bì, thược dược…) đem đến hiệu quả hồi phục chức năng tiêu hóa, dạ dày rất tốt.

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa và các vấn đề về dạ dày hiệu quả
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa và các vấn đề về dạ dày hiệu quả

Sơ can Bình vị tán giúp điều trị bệnh hoàn toàn dựa trên nguyên tắc “Bình can kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ, dưỡng khí, hoạt huyết”. Đồng thời, bài thuốc tập trung vào phục hồi chức năng phủ tạng, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp chống lại tình trạng bệnh tái phát từ sâu bên trong, giúp bệnh khỏi triệt để hơn. Do đó, đây chắc chắn là giải pháp Đông y hoàn hảo mà người bị xuất huyết nên sử dụng.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà chỉ được thực hiện nếu trường hợp xuất huyết ở mức độ nhẹ. Lúc này, để giảm nguy cơ chảy máu, người bệnh cần nằm yên trên giường với tư thế hai chân nâng cao và đầu hơi chếch xuống. Đồng thời, người nhà cần thực hiện ủ ấm cơ thể cho người bệnh bằng cách thêm chăn đắp.

Ngoài ra, người nhà có thể tìm kiếm các biện pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng những dược liệu dân gian để giúp người bệnh giảm đau, cầm máu. Một số biện pháp cầm máu cầm máu và kiểm soát triệu chứng xuất huyết tiêu hóa an toàn tại nhà được nhiều người áp dụng như sau:

Sử dụng mật ong và nghệ vàng

Mật ong là một chất ngọt tự nhiên với rất nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng chống viêm, tăng đề kháng rất tốt. Kết hợp với nghệ vàng giàu tinh chất curcumin có tác dụng làm lành vết thương, bổ máu, sẽ đem lại hiệu quả cầm máu, thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương, từ đó giúp giảm thiểu tác động của xuất huyết ở dạ dày do viêm loét gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị tinh bột nghệ vàng và mật ong theo tỷ lệ 2:1
  • Trộn đều 2 loại nguyên vật liệu với nhau sau đó vê thành viên nhỏ, mỗi viên khoảng 5 gram.
  • Bảo quản viên nghệ mật ong bằng lọ thủy tinh ở nơi thoáng mát.
  • Mỗi ngày lấy uống 3 lần, mỗi lần 3 viên, dùng liên tục cho đến khi chứng bệnh thuyên giảm.

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng táo đỏ

Táo đỏ được chứng minh là có tác dụng giải độc, giảm đau dạ dày và giúp cầm máu, bổ máu, làm sạch mạch máu rất tốt. Do đó, hãy sử dụng táo đỏ theo công thức sau để kiểm soát tốt các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 8 – 10 quả táo đỏ và 50g hạt sen đem rửa sạch, hạt sen bỏ tâm sen.
  • Cho nguyên liệu vào ấm và thêm 2 bát nước lọc
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn ½ bát
  • Tắt bếp, lọc lấy nước, chia làm 2 và uống ấm
Táo đỏ hạt sen đem lại hiệu quả giải độc, giảm đau dạ dày và giúp cầm máu xuất huyết rất tốt
Táo đỏ hạt sen đem lại hiệu quả giải độc, giảm đau dạ dày và giúp cầm máu xuất huyết rất tốt

Sử dụng nước ép lô hội chữa xuất huyết dạ dày

Nước ép lô hội có tác dụng thúc đẩy khả năng chữa lành vết loét gây chảy máu do viêm loét ở dạ dày. Ngoài ra, loại nước ép này còn giúp tiêu diệt virus và hỗ trợ giảm viêm, đau ở dạ dày khá hiệu quả.

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị 1 nhánh lá lô hội đem gọt bỏ phần sống gai và lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Rửa sạch phần thịt trong suốt bên trong bằng nước muối hoặc nước giấm để loại bỏ hết nhựa chát gây kích ứng.
  • Thái khúc và cho vào máy xay xay nhuyễn rồi thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào khuấy đều để uống
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 lần nước nha đam mật ong sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dạ dày.
  • Chú ý: Các đối tượng có hội chứng ruột kích thích nên thận trọng khi sử dụng nước ép nha đam.

Trà cam thảo, trà hoa cúc giúp cầm máu dạ dày

Cam thảo và hoa cúc là các dược liệu tự nhiên được giới y học cổ truyền tin dùng. Ngoài tác dụng thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng, các vị dược liệu này còn đem đến tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hiệu quả với khả năng chữa lành và cầm máu cực tốt.

Cách pha trà thảo dược cam thảo, hoa cúc như sau:

  • Sử dụng 3 – 4 lát rễ cam thảo khô hoặc 5 – 10 bông hoa cúc đem rửa sạch.
  • Cho nguyên liệu vào ly/ tích nước, chế nước sôi vào, đậy kín nắp trong vòng 5 – 10 phút
  • Vớt bỏ phần xác, thêm một ít đường phèn vào nước trà cam thảo và thêm mật ong vào nước trà hoa cúc để uống.
  • Duy trì sử dụng các loại trà thảo dược này thường xuyên sẽ giúp ổn định đường tiêu hóa và dạ dày nhanh chóng.
Trà hoa cúc tốt cho người bị dạ dày
Trà hoa cúc tốt cho người bị dạ dày

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị xuất huyết tiêu hóa

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa ngoài chú ý điều trị theo chỉ định bằng các bài thuốc còn cần xây dựng một chế ăn uống vừa đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe vừa phải đảm bảo không kích ứng hệ tiêu hóa, dạ dày. Tham khảo ngay những nhóm thực phẩm dinh dưỡng sau đây để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các thực phẩm nên ăn khi điều trị xuất huyết tiêu hóa

Người bệnh bị xuất huyết nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như:

  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, thành ruột như: Khoai tây, khoai lang, cơm, bánh mì, các loại gạo nếp, khoai sắn,…
  • Thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị như: Mật ong, bánh quy…
  • Thực phẩm giúp trung hòa acid như: Trứng, sữa ấm,…
  • Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như: Cháo dinh dưỡng, canh hầm nhừ, cháo, súp, sữa chua và các loại rau củ quả non mềm, ít xơ khác.
Một số thực phẩm nên bổ sung khi điều trị xuất huyết tiêu hóa
Một số thực phẩm nên bổ sung khi điều trị xuất huyết tiêu hóa

Thực phẩm không nên ăn 

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh cần tránh các nhóm thực phẩm sau nếu không muốn phải đối mặt với những kích thích hệ tiêu hóa.

  • Không dùng rau sống thực phẩm chưa chế biến, vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, có thể khiến tình trạng viêm loét do xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm dai, khó tiêu, nhiều xơ già, thô cứng như sụn, gân, rau củ quả già… vì có thể gây khó tiêu, cọ xát thành ruột và niêm mạc dạ dày gây viêm nặng hơn, đau đớn hơn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích, đồ chiên rán dầu mỡ,…
  • Thực phẩm kích thích niêm mạc như các đồ làm chua như dưa muối, củ kiệu, cải chua, các loại hoa quả họ nhà cam, nước uống có vị chua.
  • Các gia vị mạnh như giấm, nhiều muối, hành, tỏi, ớt, tiêu.

Ngoài ra người bệnh cần chú ý đến một số nguyên tác khác như:

  • Lượng thức ăn trong mỗi bữa ở mức vừa phải, không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau xuất huyết tiêu hóa, người bệnh chỉ nên sử dụng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa cần ăn uống đúng giờ, không ăn quá khuya, nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ để giảm lượng acid dịch vị trong dạ dày, giúp các vết thương niêm mạc nhanh lành.
  • Không nên vận động mạnh sau khi bị xuất huyết tiêu hóa, thay vào đó có thể đi bộ chậm, vận động nhẹ để thư giãn cơ thể, tăng cường đề kháng.
Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá
Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá

Lưu ý khi điều trị xuất huyết dạ dày đảm bảo tốt nhất

Để đảm bảo trạng thái tinh thần cũng như thể trạng khi điều trị xuất huyết dạ dày tốt nhất, ngoài tuân thủ các nguyên tắc ăn uống và dùng thuốc điều trị như trên, người bệnh nên:

  • Luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, cách tốt nhất là thiền định hoặc nghe nhạc, xem chương trình giải trí nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng, stress hay áp lực..
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid không qua kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Dừng ngay việc hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, nhiều gas khi bị xuất huyết dạ dày bởi đây đều là các tác nhân gây kích ứng vết loét hình thành sâu, rộng hơn, làm tăng nguy cơ tái phát xuất huyết ở dạ dày.
  • Nói không với hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá trong và sau điều trị xuất huyết.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng khi bị xuất huyết dạ dày kết hợp với uống nhiều nước (1.5 – 2 lít nước mỗi ngày).
  • Sau khi điều trị khỏi nên tập thể dục thể thao vừa sức đều đặn để tăng cường sức đề kháng chống bệnh tái phát.

Trên đây là các cách điều trị xuất huyết tiêu hóa được đánh giá cao trong kiểm soát triệu chứng bệnh và tăng khả năng hồi phục cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoàn toàn có thể tái phát lại sau điều trị nếu người bệnh không nghỉ ngơi điều dưỡng và được chăm sóc đúng cách. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ và chú ý chăm sóc sức khỏe để quá trình điều trị hồi phục nhanh chóng hơn.

Theo: Y tế Bắc Kạn

Xem thêm

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

http://www.chuatribenhtri.info/

https://trungtamytedpbackan.com/

http://www.chuatribenhtri.info/tim-hieu-ve-benh-tri-ngoai-cap-1.html

http://www.chuatribenhtri.info/chay-mau-hau-mon-khi-di-ve-sinh-nhung-khong-xuat-hien-bui-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-mach-luon-co-nguy-hiem-khong.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-tri-tao-bon-cho-tre-sinh-nhanh-chong-va-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-phan-biet-benh-tri-va-sa-truc-trang.html

http://www.chuatribenhtri.info/tu-the-di-ve-sinh-anh-huong-toi-benh-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/bai-tap-the-duc-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-can-kieng-gi-va-nen-an-gi.html

http://www.chuatribenhtri.info/phong-ngua-benh-tri-o-nguoi-cao-tuoi.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-ngoai-va-nhung-dau-hieu-nhan-biet.html

Comments
No comments yet. Be the first.