Đau dạ dày ở vị trí nào và làm thế nào để xác định chính xác là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau ở vùng bụng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Việc xác định vị trí đau dạ dày sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và chăm sóc bệnh đúng cách.
Dạ dày nằm ở vị trí nào trong vùng bụng?
Dạ dày là cơ quan thuộc bộ phận của hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ tiếp nhận và tiêu hóa lượng thức ăn được đưa từ thực quản, đi xuống dạ dày thông qua cơ co thắt thực quản dưới. Để tiêu hóa lượng thức ăn này, dạ dày sẽ tiết ra lượng enzyme, acid kết hợp với hoạt động co bóp, đảo thức ăn nhằm đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa.
Vậy dạ dày có vị trí ở đâu trong hệ thống tiêu hóa? Theo các chuyên gia đầu ngành, bộ phận này nằm ở phía trên bên trái của khoang bụng, nằm dưới gan và bên cạnh lá lách. Trong cơ thể người, dạ dày được xác định là nằm giữa tá tràng và thực quản. Ở phía sau là tuyến tụy và phần đỉnh là cơ hoành.
Dạ dày có hình dáng của chữ “J”, đây cũng là bộ phận chiếm diện tích hơn nhất trong hệ tiêu hóa. Thể tích của bao tử ở người trưởng thành từ 2 – 4 lít và ở trẻ sơ sinh là 30ml. Thông thường, lượng thức ăn sau khi vào đến dạ dày sẽ được giữ lại trong 3 – 5 giờ, sau đó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.
Để xác định vị trí chính xác đau dạ dày, người bệnh cần nhận biết cấu tạo cũng như chức năng của cơ quan này. Cụ thể, dạ dày được chia thành 4 phần: Tâm vị, đáy vị, thân vị, cuối cùng là môn vị. Ở mỗi bộ phận sẽ có chức năng khác nhau. Nhìn chung, chức năng chính của dạ dày là tiêu hóa, kiểm soát bài tiết, hấp thụ và vận động. Trường hợp hoạt động của cơ quan này bị gián đoạn có thể gây tổn thương, đồng thời làm rối loạn chức năng và khởi phát cơn đau dạ dày.
Đau dạ dày ở vị trí nào? Cách xác định chính xác nhất
Trong các nghiên cứu cho thấy, ổ bụng trong cơ thể người được chia thành 2 phần chính là vùng thượng vị (nằm trên rốn) và vùng hạ vị (nằm dưới rốn). Do đó, bạn có thể căn cứ vào 2 vị trí này để có thể xác định vị trí đau chính xác nhất. Cụ thể:
Đau vùng thượng vị
Những cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị là một trong những vị trí đau dạ dày phổ biến và điển hình nhất. Tại đây, cơn đau thường khởi phát tập trung ở phần trên xương ức, rốn gây đau rát, khó chịu, thông thường cơn đau có thể kéo dài âm ỉ và xuất hiện đột ngột, nhất là sau khi ăn no.
Ngoài ra, thói quen sử dụng các loại thức uống chứa cồn, gas, ăn các món cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ có thể kích thích cơn đau bùng phát dữ dội, Một số trường hợp đau vùng thượng vị có thể lan ra sau lưng hoặc vùng ngực.
Đau vùng bụng giữa
Những cơn đau khởi phát ở vùng bụng giữa cũng có thể là dấu hiệu bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tại vị trí này thường rất khó nhận biết chính xác tình trạng bệnh lý. Bởi tại vùng bụng giữa còn tập trung những nội tạng khác, nên thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như tắc ruột non, viêm ruột thừa, viêm tụy,…
Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần chú ý theo dõi một số biểu hiện đi kèm như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa,…
Đau ở trên trái bụng
Đối với những trường hợp bị đau dạ dày, cơn đau có thể bùng phát ở bên vùng bụng trái kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đối mặt với những biểu hiện như nóng bụng, xót ruột, luôn trong trạng thái đói,… Sau khi ăn no, cơn đau sẽ có xu hướng thuyên giảm dần như lại xuất hiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Tình trạng đau vùng bụng trái có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, rối loạn đại tràng,…
Các biểu hiện nhận biết bệnh đau dạ dày
Việc xác định vị trí đau dạ dày qua các vị trí đau thường rất khó xác định chính xác bệnh lý, bởi những cơn đau tại vùng bụng thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi những biểu hiện đi kèm để nhận biết chính xác bệnh lý.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp:
Đau bụng âm ỉ kéo dài: Thông thường, những cơn đau dạ dày thường bùng phát đột ngột, đặc biệt là khi để bụng quá đói hay ăn quá no. Lúc này cơn đau do bệnh lý gây ra có thể kéo dài dai dẳng theo từng cơn. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào giai đoạn khởi phát và khả năng chống chịu của mỗi người.
Buồn nôn và nôn mửa: Triệu chứng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra sau khi ăn no hoặc lượng thức ăn được cơ thể dung nạp không được tiêu hóa hoàn toàn. Lúc này, lượng acid dịch vị bên trong dạ dày sẽ tiết lượng lớn và trào ngược lên thực quản. Trường hợp bị nôn trớ thức ăn kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ hơi, ợ chua: Khi chức năng hoạt động của dạ dày bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa lượng thức ăn. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng lên men và dẫn đến chứng ợ chua, ợ hơi khó chịu. Đây là một trong những chịu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày.
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Với những trường hợp bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ thường khởi phát các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Lúc này, người bệnh cần áp dụng các biện pháp cải thiện giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng.
Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là một trong những triệu chứng bệnh đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là máu lẫn trong phân khi đại tiện, nôn ra máu, chóng mặt, đau đầu thường xuyên.
Cơ thể suy nhược: Khi chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm thường gây ra hiện tượng chán ăn, ăn uống kém, không có cảm giác đói do tình trạng nôn trớ, ợ hơi xuất hiện thường xuyên. Chính vì vậy, nhiều trường hợp đau dạ dày dẫn đến sụt cân không kiểm soát, khiến cơ thể dần suy nhược.
Đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?
Những cơn đau dạ dày thường có xu hướng bùng phát dữ dội khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, lo lắng và ăn uống không khoa học, lành mạnh. Do đó, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách nhằm giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, với những trường hợp đau dạ dày dữ dội và kéo dài liên tục trong vài giờ. Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Ngoài ra, người bệnh nên tiến hành thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Cơn đau tại vùng bụng kéo dài âm ỉ và có xu hướng xuất hiện với tần suất cao
- Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa khi bụng đói hoặc sau khi ăn ngày càng nhiều
- Có lẫn máu trong phân khi đại tiện
- Tình trạng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, khiến người bệnh khó chịu
- Sụt cân không kiểm soát
- Thở dốc, sốt cao và chóng mặt
Biện pháp khắc phục bệnh đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến và có thể khởi phát ở nhiều đối tượng với lứa tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý có thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học, đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển bệnh đau dạ dày sẽ áp dụng các phương pháp kiểm soát khác nhau.
1. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà cải thiện bệnh lý
Với những trường hợp bệnh đau dạ dày mới khởi phát, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng những mẹo chữa tại nhà. Ngoài ra, biện pháp này còn mang lại hiệu quả khi kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu ở những trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Uống trà gừng giúp giảm đau dạ dày
Gừng tươi được biết đến là một trong những vị thuốc có đặc tính chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Do đó, loại dược liệu này thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày và một số vấn đề liên quan đến đường ruột. Việc uống trà gừng thường xuyên còn kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 gam gừng tươi sau khi rửa sạch thì thái thành từng lát mỏng. Cho dược liệu vào cốc rồi đổ nước sôi vào hãm khoảng 15 phút. Uống trực tiếp để làm dịu cơn đau dạ dày và những biểu hiện đi kèm.
Liệu pháp chườm nóng
Áp dụng liệu pháp chườm nóng là một trong những mẹo làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả, có độ an toàn cao và được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ nóng có thể kích thích hoạt động tuần hoàn máu đến khoang bụng, hỗ trợ thư giãn cơ, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
Để thực hiện mẹo chữa này, người bệnh cần chuẩn bị một túi chườm ấm. Sau đó áp lên vùng bụng bị đau và giữ yên đến khi các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm hẳn.
Massage giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày
Liệu pháp massage giúp tăng cường hoạt động lưu thông máu đến các cơ quản trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày. Mẹo chữa này có tính an toàn cao và có thể áp dụng tại nhà.
- Để hai bàn tay chồng lên nhau và kết hợp xoa đều vùng bụng bị đau theo chiều từ phải sang trái đến khi cảm nhận nóng lên
- Trong khi xoa bóp, người bệnh lưu ý thở bụng lâu, đồng thời ấn lên bụng với lực vừa đủ. Lúc này, ngón tay cái ấn nhẹ lên vùng bụng bị đau và thực hiện đều đặn đến khi cơn đau dần thuyên giảm.
Dùng nước ấm hoặc sữa ấm giúp cải thiện đau dạ dày
Dùng sữa ấm hoặc nước ấm có thể làm giảm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một ly nước ấm và thêm một ít muối vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn. Sau đó uống từng ngụm nhỏ hoặc bạn có thể uống sữa ấm để làm dịu cơn đau. Lưu ý không uống sữa lúc bụng đói hoặc uống quá nhiều vì có thể khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Với những trường hợp bị đau dạ dày không đáp ứng các mẹo chữa tại nhà, các triệu chứng bệnh lý dần tiến triển nghiêm trọng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Cụ thể:
- Thuốc gastropulgite có tác dụng cải thiện tình trạng đau dạ dày, trung hòa acid dịch vị, giảm viêm loét và hình thành lớp nhầy bảo vệ niêm mạc trước những tác nhân gây hại.
- Thuốc yumangel được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau dạ dày ngay lập tức. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng ức chế hoạt động men pectin, ngăn ngừa viêm loét niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Thuốc phosphalugel thường được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày. Các thành phần trong thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu và giảm đau nhanh.
- Ngoài những loại thuốc phổ biến trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị đau dạ dày như aspirin, amoxicillin, clarithromycin,…
Ưu điểm của các loại thuốc Tây là có thể kiểm soát cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng. Việc lạm dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ bị phụ thuộc thuốc.
Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả
Để kiểm soát tình trạng bệnh lý cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
Với những trường hợp bị đau dạ dày, người bệnh cần cân chỉnh thực đơn hàng ngày nhằm đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu và hạn chế áp lực lên dạ dày, khiến cơn đau bùng phát dữ dội.
- Ưu tiên những món ăn có kết cấu lỏng, mềm vừa giúp dễ dàng hấp thu các dưỡng chất vừa làm giảm áp lực lên dạ dày. Trong bữa ăn, tránh thực hiện những hoạt động khác, đặc biệt là không vừa làm việc vừa ăn.
- Đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày, đồng thời xây dựng thói quen ăn đúng giờ, tránh để bụng quá đói hay ăn quá no. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Tránh vận động mạnh hoặc nằm yên một chỗ sau khi ăn xong
- Mỗi ngày, bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, hỗ trợ quá trình thanh lọc. Ngoài ra, người bệnh cần cung cấp những loại nước ép trái cây, rau củ quả giúp tăng cường miễn dịch, đề kháng để dạ dày làm việc tốt hơn.
- Tránh xa những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn đóng hộp,…
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, các thức uống chứa các chất kích thích,… Vì đây được xem là yếu tố khiến các triệu chứng bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
- Sau khi ăn no, bạn không nên ăn trái cây hoặc uống nhiều nước. Thay vào đó, bạn có thể ăn trái cây vào 30 phút trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 45 phút.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý, lành mạnh không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát trong thời gian dài.
- Hạn chế để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, lo lâu,… Bởi đây là một trong những tác nhân khiến các triệu chứng bệnh đau dạ dày trở nên nặng nề hơn.
- Loại bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc cùng lúc. Lâu dần có thể khiến cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất cao và tiến triển nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, cân chỉnh thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga,…
- Chú ý giữ ấm vùng bụng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Người bệnh có thể uống nước ấm để ngăn ngừa cơn đau dạ dày bùng phát.
- Mỗi ngày, dành 30 phút để vận động, tập luyện thể dục, thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe và tăng khả năng chống chịu cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tránh thực hiện những bài tập, bộ môn vận động có cường độ cao, gây áp lực cho dạ dày.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các vị trí đau dạ dày một số biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh lý tái phát lâu dài. Đau dạ dày nếu không được kiểm soát nhanh chóng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.