Blogs Blogs

Back

Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Đau dạ dày là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không tiến hành xử lý bệnh kịp thời sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến hiện nay
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến hiện nay

Đau dạ dày là gì?

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể và nắm giữ vai trò rất quan trọng. Đau dạ dày là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng đặc trưng là buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi,… Đây là dấu hiệu cho thấy dạ dày đang bị tổn thương, lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đớn rất khó chịu.

Đau dạ dày khiến cơ quan này không thể thực hiện đầy đủ chức năng vốn có, điều này đã gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất bên trong cơ thể. Nếu không phát hiện và tiến hành xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống hàng ngày và có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là người trưởng thành. Bạn cần phải nắm rõ triệu chứng của bệnh để có thể sớm phát hiện và có các biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.

Đau dạ dày thường không xảy ra cố định một chỗ, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương bên trong dạ dày mà khu vực đau sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số vị trí đau dạ dày thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị nằm ở trên phần rốn và dưới xương ức. Đau dạ dày gây đau dữ dội ở vùng thượng vị, cơn đau thường diễn ra âm ỉ kéo dài. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể phát triển lan rộng đến phần ngực và sau lưng.
  • Đau bụng giữa: Vùng bụng giữa nằm ở xung quanh rốn, đây là vị trí chứa rất nhiều cơ quan nội tạng. Đau bụng giữa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó có đau dạ dày. Lúc này cơn đau thường diễn ra âm ỉ và quặn thắt, theo thời gian sẽ lan rộng đến vùng bụng phải.
  • Đau bụng dưới phía bên trái: Cơn đau dạ dày xuất hiện ở vùng bụng phía bên trái khi người bệnh cảm thấy đói. Sau khi ăn cơn đau sẽ thuyên giảm nhưng người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc điều trị và phòng ngừa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo:

Vi khuẩn Hp là tác nhân gây ra các vấn đề về dạ dày thường gặp
Vi khuẩn Hp là tác nhân gây ra các vấn đề về dạ dày thường gặp
  • Nhiễm khuẩn Hp: Helicobacter pylori là chủng vi khuẩn khá nguy hiểm, sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tạo cơ hội cho các bệnh lý về dạ dày tiến triển nặng. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 80% ca bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra.
  • Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống thiếu khoa học là yếu tố gây ra bệnh đau dạ dày thường gặp nhất. Cụ thể là ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ chua cay, sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, uống nhiều rượu bia và chất kích thích,…
  • Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên bị căng thẳng áp lực rất dễ mắc các bệnh lý về dạ dày, thường gặp nhất là đau dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết dịch vị acid dạ dày. Lúc này môi trường dạ dày sẽ bị mất cân bằng, tự bào mòn lớp niêm mạc và dẫn đến viêm loét.
  • Do bệnh lý: Bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Một số loại bệnh gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày và dẫn đến tình trạng viêm đau là viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, bệnh về tuyến giáp,…
  • Thuốc Tây y: Lạm dụng thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là viêm loét, đau dạ dày và xuất huyết dạ dày. Phổ biến nhất là thuốc chống viêm chứa steroid, thuốc kháng sinh liều cao,…
  • Nguyên nhân khác: Đau dạ dày cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng từ xạ trị, bất dung nạp gluten, thường xuyên thức đêm, bị thiếu máu ác tính, chấn thương dạ dày,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng bình thường. Lúc này lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ có dấu hiệu viêm loét và khởi phát các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Ở mỗi mức độ bệnh khác nhau thì biểu hiện ra bên ngoài của bệnh cũng có sự khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị đau dạ dày bạn có thể tham khảo:

  • Đau vùng thượng vị: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị đau dạ dày. Khi cơn đau dạ dày khởi phát người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng trên rốn và dưới ngực. Sau khi ăn no, cơn đau sẽ phát triển lan rộng ra đằng sau.
Đau vùng thượng vị là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh phải đối mặt khi bị đau dạ dày
Đau vùng thượng vị là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh phải đối mặt khi bị đau dạ dày
  • Đầy hơi, chướng bụng: Đau dạ dày khiến khả năng tiêu hóa thức ăn suy giảm đáng kể. Người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với triệu chứng đầy hơi và chướng bụng sau khi ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua: Khi bị đau dạ dày, môi trường pH bên trong dạ dày sẽ bị mất cân bằng và gây ra tình trạng trào ngược thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng ợ hơi và ợ chua rất khó chịu.
  • Nôn, buồn nôn: Khi tổn thương xảy ra ở dạ dày sẽ khiến chúng bị kích thích và tạo ra cảm giác buồn nôn rất khó chịu. Nếu không được xử lý kíp thời thời có thể biến chứng sang một số bệnh lý như viêm thực quản, polyp thực quản,…
  • Chán ăn: Đau dạ dày sẽ khiến chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng đáng kể. Sau mỗi lần ăn người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng rất khó chịu như ăn không tiêu, buồn nôn,… Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn và gây suy nhược cơ thể.
  • Chảy máu đường tiêu hóa: Ở những trường hợp đau dạ dày nặng có thể gây xuất huyết dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện nôn ra máu tươi, phân có lẫn máu,… Ở những trường hợp này người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở những trường hợp bị đau dạ dày cấp tính, cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột với mức độ nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần phải có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và xử lý đúng cách ngay từ sớm. Ngược lại, nếu bạn để triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm đáng kể. Tổn thương dạ dày nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa của cơ quan này suy giảm đáng kể và gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số biến chứng của bệnh đau dạ dày thường gặp là:

Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh đau dạ dày không được xử lý đúng cách
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh đau dạ dày không được xử lý đúng cách
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Trào ngược dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Thống kê y khoa cho thấy, Việt Nam là quốc gia có số người bị đau dạ dày khá cao, chiếm đến 7% trên tổng dân số cả nước. Trong đó có đến 31% số ca đau dạ dày hình thành nên vết loét và có 9% biến chứng sang ung thư. Cứ qua mỗi năm thì tỷ lệ người bị đau dạ dày ở nước ta lại gia tăng với tốc độ khoảng 0.2%/năm.

Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày

Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh đau dạ dày, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng của bệnh.

Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Các xét nghiệm thường được thực hiện giúp chẩn đoán bệnh là nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm phân.

Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây khi bị đau dạ dày, bạn cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:

  • Nôn ói kéo dài hơn 12 giờ
  • Sốt, đau nhức dữ dội vùng thượng vị
  • Nôn hoặc đi cầu ra máu
  • Bị mất nước
  • Sụt cân đột ngột
Tiến hành thăm khám chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng bất thường tại đường tiêu hóa
Tiến hành thăm khám chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng bất thường tại đường tiêu hóa

Các cách điều trị bệnh đau dạ dày hiện nay

Dạ dày là cơ quan có chức năng chứa đựng và tiêu hóa thức ăn, vì thế chúng phải hoạt động liên tục. Nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày, vết thương sẽ rất khó hồi phục. Vì thế, việc điều trị bệnh thường diễn ra kéo dài. Dưới đây là các cách điều trị viêm dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y theo đơn kê

Sử dụng thuốc Tây y trị đau dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Thuốc Tây y mang lại hiệu quả trị bệnh rất nhanh chóng, ở những trường hợp đau dạ dày cấp tính thì tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp trị bệnh này. Tuy nhiên, uống thuốc Tây y trị bệnh cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc kháng acid dạ dày: Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch acid bên trong dạ dày. Từ đó các triệu chứng ợ nóng và ợ chua của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Thường được sử dụng là Omeprazol và Lansoprazole.
  • Thuốc giảm đau, chống co thắt: Kê đơn điều trị cho những trường hợp bị đau dạ dày ở mức độ vừa và nặng. Thường được sử dụng là Aspirin,  Acetaminophen, Ibuprofen, Antacid, Drotaverin,…
  • Thuốc ức chế histamin H2: Ở những trường hợp không đáp ứng điều trị tốt với thuốc kháng acid dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc ức chế histamin H2. Loại thuốc này cần được dùng theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày
Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày
  • Thuốc điều trị vi khuẩn Hp: Được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole.
  • Các loại thuốc khác: Dựa vào biểu hiện của bệnh ra bên ngoài, bác sĩ có thể kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc khác. Ví dụ như thuốc chống buồn nôn, thuốc trị đầy hơi, thuốc nhuận tràng, thuốc tiêu chảy, thuốc ức chế bơm proton,…

Khi bị đau dạ dày, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc sai liều lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Chữa đau dạ dày bằng thảo dược tự nhiên

Ở những trường hợp đau dạ dày với mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo trị bệnh này mang lại hiệu quả khá chậm, bận cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là một số mẹo giảm đau dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun trong khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Chắt lấy lượng nước thu được, sử dụng để uống hết trong ngày.

Uống nước cốt lá mơ

  • Rửa sạch 40 gram lá mơ tươi, cho vào nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Xay nhuyễn lá mơ rồi vắt lấy nước cốt, đem phần nước cốt đi hấp cách thủy rồi dùng để uống.
  • Chia lượng nước lá mơ thành 2 phần bằng nhau rồi sử dụng để uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Duy trì thói quen uống nước lá mơ lông mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày
Duy trì thói quen uống nước lá mơ lông mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày

Dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày

  • Pha 2 thìa tinh bột nghệ cùng với 250ml nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho tan hết rồi dùng để uống ngay khi còn ấm.
  • Người bệnh nên uống tinh bột nghệ 3 lần/ngày, kiên trì thực hiện sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả.

Những điều cần lưu ý dành cho người bệnh

Khi thực hiện điều trị bệnh đau dạ dày, bạn cần phải kiên trì thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Để quá trình chữa trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Dưới đây mà một số điều cần lưu ý khi bị đau dạ dày, người bệnh cần nắm rõ:

  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học, tránh gây áp lực lên dạ dày. Cụ thể là không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn đúng giờ và đủ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ để sử dụng, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt,…
  • Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Tránh ăn các loại thực phẩm làm tăng tiết dịch vị, trái cây có acid, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa chất kích thích,…
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Ví dụ như thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày,… Uống nhiều nước lọc giúp làm loãng dịch vị dạ dày.
Người bệnh nên duy trì thói quen ăn uống khoa học trong suốt khoảng thời gian trị bệnh
Người bệnh nên duy trì thói quen ăn uống khoa học trong suốt khoảng thời gian trị bệnh
  • Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột gây khó chịu, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau đơn giản tại nhà như ăn bánh mì, uống nước muối loãng, chườm nóng làm ấm bụng, massage bụng, hít thở sâu, tắm nước ấm,…
  • Sau bữa ăn bạn có thể vận động nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuyệt đối không vận động mạnh, tập luyện thể thao, nằm nghỉ ngơi hoặc làm việc ngay sau khi ăn.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc. Ví dụ như chơi thể thao, tập yoga, ngủ đúng giờ và đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi,… Tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng vì đây là yếu tố khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tiến hành thăm khám cơ quan tiêu hóa định kỳ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh đau dạ dày bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh bạn, bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/dau-da-day-1621.html
Comments
No comments yet. Be the first.