Viêm âm đạo sau sinh là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ. Tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo sau sinh là do đâu? Làm sao để nhận biết và điều trị? Mời độc giả đọc bài để có câu trả lời chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo sau sinh
Âm đạo phụ nữ luôn tồn tại song song cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi vì một lý do nào đó khiến vi khuẩn có hại gia tăng, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn làm cho lớp niêm mạc của âm đạo viêm nhiễm, gây ra viêm hay còn gọi là nhiễm trùng âm đạo.
Những triệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh có thể kể đến như ngứa ngáy, tiểu rát, tiết khí hư bất thường, thậm chí khí hư tiết nhiều còn kèm theo các vệt máu màu đỏ nhạt, đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục…
Các biểu hiện này không chỉ khiến chị em lo lắng, mất ngủ, khiến tuyến sữa hoạt động kém mà còn là dấu hiệu dẫn tới các bệnh phụ khoa cơ bản. Vì vậy, chị em cần sớm xác định nguyên nhân, từ đó tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả cho mình.
Những nguyên nhân gây viêm âm đạo sau sinh
Chị em phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc viêm âm đạo. Bởi, quá trình mang thai và sinh nở, nội tiết tố thay đổi, vùng kín chịu áp lực và chấn thương. Cùng với việc chăm sóc hậu sản không tốt cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh vùng kín. Vi khuẩn, nấm, trùng roi… bằng nhiều con đường xâm nhập vào âm đạo gây bệnh.
Vệ sinh vùng kín kém:
Sau sinh, âm đạo tiết sản dịch (gồm máu, dịch và các mô) trong thời gian tương đối dài. Khi ra khỏi cơ thể, sản dịch là môi trường cực kỳ thuậnlợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiều gia đình còn giữ quan niệm không cho sản phụ tắm gội hoặc bắt phải nằm than, nằm phòng kín nhiều ngày trong tháng ở cữ. Điều này càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
Nội tiết tố thay đổi:
Âm đạo là môi trường cân bằng hoàn hảo về độ pH và hệ thốngcác vi khuẩn có lợi, có hại. Khi mang thai, nội tiết tố phụ nữ thay đổi. Sau sinh, một lần nữa nội tiết đổi khác khiến môi trường trong âm đạo bị mất cân bằng. Mặt khác, sau sinh, sức khoẻ người phụ nữ chưa hồi phục kịp khiến khả năng chống đỡ vi khuẩn của cơ thể kém đi. Đây là thời cơ thuận lợi cho bệnh viêm âm đạo phát triển.
Ăn uống thiếu chất:
Sinh xong, các mẹ bỉm sữa thường được “mách” chỉ nên ăn thịt nạc, móng giò, canh rau ngót để nhiều sữa và lành. Nhiều mẹ quá chán những món quanh quẩn thịt nạc, rau ngót còn sinh ra kém ăn, bỏ bữa. Vừa trải qua cuộc vượt cạn cam go, cơ thể bị mất máu nay lại không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất là các loại vitamin có tác dụng tạo nên “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn có haị.
Ít vận động:
Việc nằm nhiều, ít đi lại vận động với quan niệm phụ nữ mới sinh cần nghỉ ngơi, tránh gió, tránh đi lại khiến sản dịch và các dịch tiết khác nơi vùng kín ứ đọng, cộng với mồ hôi và bã nhờn cơ thể, tạo ra môi trường “trong mơ” cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh.
Vùng kín bị chấn thương:
Với các mẹ sinh thường, việc một em bé nặng khoảng 3kg chào đời qua ngả âm đạo đã để lại một chấn thương không hề nhẹ cho vùng kín. Chưa kể, nhiều mẹ còn phải trải qua nỗi “đau thấu trời” khi bị rạch và khâu tầng sinh môn. Những chấn thương này khiến vùng kín bị rách, chảy máu…
Nếu các dụng cụ rạch, khâu tầng sinh môn không được tiệt trùng đúng quy trình hoặc quá trình hậu phẫu vết thương không được rửa, vệ sinh cẩn thận dễ đến nhiễm trùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo sau sinh.
Quan hệ tình dục sớm sau sinh:
Nhiều chị em có tâm lý “chiều chồng” nên đã quan hệ tình dục sớm sau sinh: trước 4 tuần với sinh thường và 6 tuần với sinh mổ. Lúc này, các cơ quan sinh dục trong đó có âm đạo chưa kịp phục hồi. Việc quan hệ tình dục dễ làm trầm trọng thêm vết thương hoặc vô tình đưa vi khuẩn ở bên ngoài vào hệ sinh vốn dục vốn đang rất yếu ớt và dễ bị tổn thương gây tình trạng viêm âm đạo.
Các phương pháp điều trị viêm âm đạo sau sinh
Điều chị em đặc biệt quan tâm là làm thế nào để chữa dứt bệnh viêm âm đạo sau sinh hoặc viêm âm đạo khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý cho chị em những cách chữa viêm âm đạo sau sinh hiệu quả.
Chữa viêm âm đạo sau sinh bằng Tây y
Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, chị em cần đến khám và xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản. Việc thăm khám không hề gây đau: bác sĩ sẽ khám phần phụ và dùng dụng cụ chuyên dụng lấy dịch tiết âm đạo để xét nghiệm, đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh.
Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Đặc biệt, viêm âm đạo khi đang cho con bú thường được khuyên dùng các loại thuốc, dung dịch rửa không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, các mẹ sẽ cần dùng một liều thuốc duy nhất hoặc kéo dài trong 5-7 ngày.
Sử dụng mẹo dân gian
Một số “bài thuốc” dân gian đơn giản nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm âm đạo khi cho con bú. Mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà như xông rửa vùng kín bằng nước lá chè tươi hoặc nước trầu không.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo phương pháp điều trị này không có tác dụng sát khuẩn sâu bên trong, vì vậy chỉ nên ứng dụng trong trường hợp nhẹ. Với tình trạng viêm âm đạo nặng hơn, người bệnh cần khám và điều trị triệt để.
Chữa viêm âm đạo hiệu quả bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền là phương pháp có từ lâu đời và được các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau tìm đến điều trị viêm âm đạo sau sinh bởi tính an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng tới việc cho con bú.
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo sau sinh do hao tổn phần huyết dẫn đến tổn thương tâm, can, tỳ, thận. Để điều trị, người bệnh cần điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị, sơ can khí và dưỡng can thận.
Thông thường, các thầy thuốc sẽ thực hiện khám bằng “tứ chẩn” để xác định nguyên nhân gây bệnh, sau đó tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh nhân để kê đơn thuốc cho phù hợp.
Các vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo sau sinh thường bao gồm: Sa sàng tử, Thục địa, Xuyên khung, Hoàng bá, Ích mâũ, Xuyên khung… Việc điều trị bằng Đông y không chỉ an toàn, lành tính mà còn cho hiệu quả lâu dài, ngăn nguy cơ tái phát.
Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị viêm âm đạo sau sinh. Hy vọng với những kiến thức này, độc giả đã có cái nhìn bao quát về bệnh cũng như tìm được cho mình phương pháp hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!