• Thực phẩm chứa chất điện giải: Rối loạn chất điện giải cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang. Vì thế những thực phẩm giàu chất điện giải như magie, kali, canxi có trong chuối, cải bó xôi, bí đỏ, hạnh nhân, trứng, sữa tách béo,… là cách hiệu quả giữ nhịp tim ổn định.
Thức ăn có gia vị cay nóng, các loại thịt đỏ, da của thịt gia cầm hay các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, rượu, bia,… sẽ kích thích tăng nhịp tim nên bạn cần tránh.
2. Tập thể dục vừa sức
Đa số người bệnh nhịp nhanh xoang đều được khuyến khích tập thể dục. Tuy nhiên, khi mới tập, người bệnh nên thực hiện các động tác nhẹ vừa sức, sau đó mới tăng dần cường độ lên để tránh tăng nhịp xoang quá mức. Hãy bắt đầu với 5 hay 10 phút đi bộ và tăng dần cường độ sau đó. Thời lượng đi bộ phù hợp nhất là 30-45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Các động tác yoga, thái cực quyền cũng rất tốt cho sức khỏe nếu bạn duy trì luyện tập khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Nếu lúc tập thể dục mà xuất hiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực thì bạn nên ngừng lại, ngồi xuống nghỉ ngơi. Dù nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang là gì thì bạn cũng đều cần ngăn chặn từ sớm bằng việc dùng thuốc kết hợp lối sống lành mạnh. Khi ấy, bạn có thể cải thiện triệu chứng bệnh đồng thời tránh ảnh hưởng đến các chức năng tim khác và sống vui khỏe mỗi ngày.