בלוגים בלוגים

חזרה

Bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay và cách chữa trị


Bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay thường bùng phát vào mùa khô. Da khô nứt, có vảy trắng đóng thành từng mảng, dễ chảy máu là những biểu hiện điển hình của bệnh. Bệnh á sừng không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, khó điều trị dứt điểm. Mục đích chính của các phương pháp chữa bệnh là kiểm soát các triệu chứng khó chịu, phòng ngừa bệnh tái phát và gây viêm nhiễm.

Bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay và cách chữa trị
Tìm hiểu bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay là gì?

Bệnh á sừng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên bàn tay và các ngón tay là vị trí dễ mắc bệnh nhất. Khi bị á sừng, người bệnh sẽ nhận thấy ở lòng bàn tay, các ngón tay và mu bàn tay có biểu hiện khô ráp, tổn thương dạng vảy trắng, bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy nghiêm trọng.

Hơn thế, ở một số trường hợp, vùng da bệnh có dấu hiệu trầy xước chảy máu và dễ nhiễm khuẩn khi không có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Những triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cầm nắm của người bệnh. Điều này tạo nên nhiều khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bác sĩ Lê Phương Quân dân 102
Theo bác sĩ Lê Phương, địa chỉ và phương pháp chữa viêm da là yếu tố quyết định đến 80% hiệu quả điều trị, 20% còn lại do ý thức dùng thuốc đúng cách, tự chăm sóc của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh thường dễ bùng phát và tiến triển theo chiều hướng xấu. Đồng thời chuyển thành dạng mãn tính và tái phát nhiều lần khi không sớm có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.

Bệnh á sừng nói chung và bệnh á sừng ở bàn tay nói riêng không phải là bệnh lây nhiễm. Chính vì thế bệnh không có khả năng di chuyển từ cơ thể người bệnh sang cơ thể người khỏe mạnh thông qua đường tiếp xúc. Tuy nhiên bệnh có thể lan rộng sang nhiều vùng da khác trên cùng một cơ thể. Trong trường hợp này rất để kiểm soát bệnh lý.

Triệu chứng của bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay

Khi mắc bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay, người bệnh sẽ nhận thấy lòng bàn tay, các ngón tay và mu bàn tay xuất hiện những dấu hiệu điển hình sau:

  • Da khô ráp, nứt nẻ theo các đường tay
  • Hình thành vảy trắng với kích thước lớn nhỏ khác nhau, dễ bong tróc thành từng mảng. Khi lớp da chứa vảy trắng có dấu hiệu bong tróc thì lớp da có chứa vảy trắng khác lại xuất hiện, làn da dễ bị tổn thương
  • Da tay có dấu hiệu căng, dày lên khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày gặp nhiều khó khăn
  • Đa phần ở thời gian đầu, những biểu hiện khó chịu của bệnh chỉ xuất hiện ở một góc nhỏ còn bàn tay. Trong trường hợp người bệnh không sớm áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, các triệu chứng của bệnh sẽ hình thành trên cả bàn tay.
  • Đối với những trường hợp nặng, da khô ráp và bong tróc nhiều khiến da dễ bị trầy xước, tổn thương lan rộng, chảy máu và dễ bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, da căng và không thể sử dụng tay trong các hoạt động.
Triệu chứng của bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay
Triệu chứng của bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay gồm khô ráp, nứt nẻ, hình thành vảy trắng với kích thước lớn nhỏ khác nhau, dễ bong tróc thành từng mảng…

Mức độ nguy hiểm của bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay

Bệnh á sừng khi xuất hiện tạo nên những tổn thương ngoài da khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Những dấu hiệu của bệnh á sừng tương tự như các bệnh ngoài da khác. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn và áp dụng các phương pháp điều trị sai lệch. Từ đó khiến bệnh tình dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính, quá trình kiểm soát các triệu chứng gặp nhiều khó khăn và dễ tái phát trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp chăm sóc thích hợp, tình trạng nhiễm khuẩn da và bội nhiễm rất dễ xảy ra. Trong trường hợp này những tổn thương có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Hơn thế, tình trạng nhiễm khuẩn da và bội nhiễm còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể và tạo nên những biến chứng, rủi ro không mong muốn khác.

Bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay xuất hiện do đâu?

Rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến bệnh á sừng hình thành và phát triển ở ngón tay, bàn tay. Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu, yếu tố di truyền có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ bùng phát bệnh á sừng.

Nguy cơ mắc bệnh á sừng ở những người có tiền sử gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị) mắc các bệnh viêm da, á sừng, vảy nến… cao hơn rất nhiều so với những người không có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị bệnh.

Ngoài ra bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay còn có khả năng xuất hiện do sự tác động của những yếu tố sau:

  • Nhiễm khuẩn: Những vết thương, trầy xước và tổn thương ngoài da nếu không được vệ sinh và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Điều này khiến nguy cơ mắc bệnh á sừng tăng cao.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Việc thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc các hóa chất độc hại sẽ khiến cho làn da gặp vấn đề, dễ bị kích ứng. Đồng thời tạo điều kiện cho các bệnh viêm da xuất hiện. Đặc biệt là bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay.
  • Nguồn nước ô nhiễm: Việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm được đánh giá là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh á sừng xuất hiện, làm nặng hơn tình trạng bệnh và dễ tái phát.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E là những dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. Khi bạn không xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, chế độ ăn uống nghèo nàn, cơ thể của bạn sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng suy giảm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập, các bệnh lý ngoài da dễ hình thành và phát triển.
  • Thời tiết khô hanh: Thời tiết khô hanh, nóng bức khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi và làm mất tính cân bằng độ ẩm trên da. Trong thời gian này vi khuẩn dễ dàng tích tụ trên bề mặt da. Lâu ngày vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm, hình thành bệnh á sừng và nhiều bệnh viêm da khác.
  • Cơ địa mẫn cảm: Những người có yếu tố cơ địa mẫn cảm sẽ có làn da dễ mắc bệnh. Đặc biệt là khi cơ thể có hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu. Đối với những người có cơ địa mẫn cảm, bệnh á sừng sẽ dễ hình thành và  phát triển khi bạn tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, nguồn nước bẩn, khói bụi, nấm mốc, khí thải, chất tẩy rửa…
Yếu tố di truyền có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ bùng phát bệnh á sừng
Yếu tố di truyền có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ bùng phát bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay

Phương pháp điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng viêm nhiễm và mức độ phát triển bệnh lý, bệnh nhân bị á sừng ở ngón tay, bàn tay có thể xem xét và áp dụng các phương pháp điều trị sau theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay

Để điều trị bệnh á sừng và kiểm soát các triệu chứng khó chịu xảy ra ở bàn tay và ngón tay, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Tây. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và những biểu hiện của bệnh, đơn thuốc có thể bao gồm cả thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc thuốc tiêm (đối với những trường hợp nghiêm trọng).

Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh á sừng gồm:

Thuốc salicylic acid

Thuốc salicylic acid là một loại thuốc bôi ngoài da và thường được dùng trong điều trị tại chỗ đối với bệnh á sừng. Công dụng chính của loại thuốc này gồm chống viêm, giúp da mềm và cải thiện tình trạng bong tróc da.

Ngoài ra, thuốc salicylic acid còn có khả năng ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại. Từ đó giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng bội nhiễm và nhiễm khuẩn da.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không đúng cách và không đúng liều lượng có thể có thể khiến bệnh nhân mắc phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như hoại tử da. Chính vì thế việc sử dụng thuốc salicylic acid cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc corticoid

Corticoid thuộc nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh á sừng. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc chứa các loại thuốc thuộc nhóm corticoid như Certerizin, Fexofenadin, Prednisolon… khi bệnh á sừng của bạn đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Việc đưa nhóm thuốc corticoid vào quá trình điều trị bệnh á sừng sẽ giúp bệnh nhân kháng viêm, chống khuẩn, ức chế quá trình sừng hóa làn da. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng dưỡng ẩm da, cải thiện tốt tình trạng bong da, ngứa da và nhiều triệu chứng khó chịu khác do bệnh á sừng gây ra.

Thuốc kháng histamin 

Thuốc kháng histamin thường được dùng trong điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay do dị ứng. Loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh giảm kích ứng, ức chế quá trình hình thành phản ứng viêm. Đồng thời giúp bệnh nhân bị á sừng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đỏ da và bong tróc da.

Tương tự như các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh á sừng khác, thuốc kháng histamin cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như: Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ…

Thuốc kháng histamin 
Thuốc kháng histamin thường được dùng trong điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay do dị ứng

Thuốc chống nấm

Thuốc chống nấm sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và sử dụng khi có nghi ngờ bệnh á sừng hình thành do sự tác động của các loại nấm. Để chữa bệnh, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc chống nấm như nizoral, griseofulvin, dẫn xuất imidazol,…

Thuốc kháng sinh

Khi bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay xuất hiện kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn hoặc có nghi ngờ, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh lý.

Thuốc kháng sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh ức chế quá trình phát triển và nhân lên của các loại vi khuẩn. Loại thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên chúng không có khả năng chữa nhiễm trùng do các loại virus gây nên.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi sử dụng dài ngày hoặc dùng thuốc với liều cao. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc điều hòa miễn dịch

Khi các loại thuốc chữa bệnh thông thường không thể mang đến hiệu quả như mong đợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân bị á sừng sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch.

Việc sử dụng thuốc pimeccromimus, tacrolimus hoặc một số loại thuốc điều hòa miễn dịch khác sẽ giúp người bệnh phòng ngừa viêm nhiễm và kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu do bệnh á sừng gây ra. Cụ thể như: Da bong tróc, khô ráp, chảy máu, ngứa ngáy, nứt nẻ…

Điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng bài thuốc dân gian

Điều trị bệnh á sừng trên ngón tay, bàn tay bằng bài thuốc dân gian là phương pháp chữa bệnh có khả năng cải thiện tình trạng ngứa da, khô da và bong tróc da. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc bệnh vừa khởi phát và chưa lây lan sang các vùng da lân cận.

Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá vòi voi

Nguyên liệu:

  • 20 lá vòi voi tươi
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lượng lá vòi voi đã chuẩn bị rửa sạch
  • Tiếp tục làm sạch lá vòi voi bằng cách ngâm và rửa nguyên liệu trong nước muối pha loãng
  • Với nguyên liệu ra ngoài và để ráo nước
  • Cho lá vòi voi cùng một ít muối hạt vào cối, tiến hành giã nát nguyên liệu
  • Vệ sinh sạch những khu vực có da bị á sừng
  • Đắp hỗn hợp lá vòi voi và muối hạt lên vết thương
  • Sử dụng gạc y tế để cố định
  • Giữ nguyên lá vòi voi trên da đến sáng hôm sau, sau đó dùng nước ấm để vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối
  • Sau 10 ngày áp dụng bài thuốc chữa bệnh á sừng bằng lá vòi voi, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá vòi voi
Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá vòi voi

Bài thuốc từ sài đất và rau răm điều trị bệnh á sừng

Nguyên liệu:

  • Một nắm nắm sài đất
  • Một nắm rau răm
  • Muối hột.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa sài đất và rau răm trong nước muối pha loãng
  • Sau 15 phút, với sài đất, rau răm ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
  • Cho các sài đất vào nồi chứa 1 lít nước, tiến hành đun sôi trong 15 phút
  • Cho rau răm cùng muối hột vào cối và giã nát
  • Sử dụng nước sài đất để ngâm và rửa vết thương khoảng 20 phút
  • Tiếp tục dùng hỗn hợp rau răm và muối hột đắp lên vùng da đang bị bệnh
  • Để nguyên trạng thái trong 15 phút, sử dụng nước sạch để vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Người bệnh thực hiện bài thuốc từ sài đất và rau răm điều trị bệnh á sừng từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng có dấu hiệu được cải thiện.

Bài thuốc từ nha đam điều trị bệnh á sừng

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh nha đam.

Cách thực hiện:

  • Mang nha đam rửa sạch
  • Dùng dao loại bỏ phần vỏ là lấy phần thịt của nha đam
  • Sử dụng thịt nha đam để đắp hoặc bôi lên vùng da đang bị tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ
  • Để gel nha đam khô tự nhiên trên da
  • Sử dụng nước ấm để rửa sạch vùng da bệnh
  • Thực hiện bài thuốc từ nha đam điều trị bệnh á sừng từ 1 – 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày sẽ nhận thấy những triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc từ nha đam điều trị bệnh á sừng
Bài thuốc từ nha đam điều trị bệnh á sừng

Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay từ cây ngải dại

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá cây ngải dại
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối pha loãng để ngâm và rửa lá cây ngải dại
  • Cho lá cây ngải dại vào nồi, thêm 2 lít nước
  • Tiến hành đun sôi trong 15 phút thì thêm một lượng vừa đủ muối hạt vào
  • Tắt bếp và để nước lá cây ngải dại nguội bớt
  • Sử dụng nước thuốc để ngâm và rửa những vùng da đang bị tổn thương
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần cần thực hiện bài thuốc trong 30 phút
  • Để kiểm soát tình trạng khô da, ngứa ngáy và một số triệu chứng khác của bệnh, người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc chữa bệnh á sừng từ cây ngải dại liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng

Nguyên liệu:

  • 10 – 15 lá lốt
  • Muối biển.

Cách thực hiện:

  • Mang lá lá lốt rửa sạcH
  • Nấu lá trà xanh cùng với một ít muối biển và 2 lít nước
  • Để nước lá lốt nguội bớt thì tiến hành ngâm và rửa tay bị á sừng
  • Để bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng mỗi ngày 2 lần. Thực hiện cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

Bài thuốc kiểm soát bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá trà xanh

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá trà xanh
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trà xanh rửa sạch và vò nát
  • Nấu lá trà xanh trong 15 phút cùng với 2 lít nước
  • Hòa tan một ít muối hạt vào nước lá trà xanh
  • Để nước lá trà xanh nguội bớt và tiến hành ngâm tay
  • Để bệnh kiên trì sử dụng lá trà xanh để ngâm tay mỗi ngày 2 lần. Thực hiện cho đến khi bệnh tình được cải thiện.
Bài thuốc kiểm soát bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá trà xanh
Bài thuốc kiểm soát bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bằng lá trà xanh

Bệnh á sừng ở ngón tay và bàn tay được đánh giá là bệnh lý có khả năng phát triển mạnh, dễ tái phát và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó quá trình điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi không sớm chẩn đoán và điều trị. Vì thế ngay khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế.


Nguồn nội dung: https://vcep.vn/benh-a-sung-o-ngon-tay-ban-tay-1931.html
Trang chủ: https://vcep.vn/
הערות
אין תגובות עדיין. היה הראשון