בלוגים בלוגים

חזרה

Amidan là gì? Cấu tạo, vai trò và cách phòng bệnh viêm amidan hiệu quả nhất


Amidan là bộ phận trong hệ hô hấp có vai trò thanh lọc các vi khuẩn và bụi bẩn trước khi đến phổi. Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều người thực sự hiểu rõ amidan là gì, tác dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức và cách phòng tránh các bệnh viêm amidan thường gặp.

amidan là gì
Amidan là gì? Có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu

Amidan là gì? 

Amidan có tên tiếng anh là Tonsils hay còn được gọi là tuyến hạnh nhân – bộ phận có vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân bên ngoài. Vị trí của amidan nằm ở ngã ba hầu họng, phía dưới niêm mạc. Trong đó, bộ phận này bao gồm nhiều tế bào bạch cầu lympho và sản sinh ra kháng thể IgG có chức năng phát hiện các dị nguyên, ngăn chặn và thanh lọc không khí trước khi được đưa tới hệ hô hấp dưới.

Các kháng nguyên IgG chủ yếu có trong sữa mẹ, dịch mô tiêu hóa và chiếm 75% kháng thể tồn tại trong huyết thanh. Không chỉ giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh hô hấp mà còn giúp tăng cường sức đề kháng tổng thể. 

Xung quanh các amidan được bao phủ bởi lớp niêm mạc dày và có các hố rỗng, thường được gọi là crypts. Tuy nhiên đây lại là nơi trú ẩn lý tưởng của xác vi khuẩn và yếu tố gây bệnh.

Cấu tạo của amidan

Để hiểu rõ amidan là gì? người bệnh cần nắm rõ cấu tạo của bộ phận này. Các amidan có mối liên kết chặt chẽ với nhau và với các bộ phận tai – mũi – họng. Trong đó, từ ngoài vào trong, amidan được cấu tạo thành bởi 3 lớp:

cấu tạo amidan
Cấu tạo amidan
  • Lớp biểu mô phủ: Có nhiệm vụ bao phủ bề mặt của amidan để tránh khỏi sự tấn công của dị nguyên gây bệnh bám trên các hốc, khe rỗng.
  • Mô liên kết: Lớp mô mỏng này có khả năng liên kết nhiều mạch máu để nuôi dưỡng khả năng tạo kháng thể của amidan.
  • Hạch bạch huyết: Là lớp quan trọng nhất nằm bên trên cùng, tiết ra các chất kháng thể tự nhiên để bảo vệ hệ hô hấp.

Amidan bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành và phân bổ đều tại khoang miệng, họng tạo thành một vòng Waldeyer khép kín (vòng bạch huyết). Vòng Waldeyer sẽ phát triển dần trong bào thai và hoàn thiện cho tới khi trẻ ra đời. Quãng thời gian từ 3 – 5 tuổi, bộ phận này sẽ phát triển mạnh mẽ nhất sau đó giảm dần kích thước khi trưởng thành.

Cấu tạo của vòng bạch huyết bao gồm 6 khối amidan đóng vai trò thanh lọc các nhân tố dị nguyên xuất hiện tại nơi giao nhau giữa hệ hô hấp và tiêu thụ thức ăn trước khi đưa tới dạ dày. Trong đó:

  • Amidan vòm: Nằm phía vòm họng, có hình cung, thường liên kết chặt chẽ với phần họng và xoang mũi.
  • Amidan khẩu cái: Được phân bố đều hai bên của họng và là bộ phận dễ bị tác động của vi khuẩn nhất.
  • Amidan lưỡi: Có vị trí ở đáy lưỡi.
  • Amidan vòi: Bao gồm 2 phần có liên kết gần với tai, nằm ở hai bên trái, phải

Amidan vòm (VA)

  • Phần amidan vòm hay còn gọi là VA (Végétation Adénoides), là tổ chức các tế bào bạch cầu chỉ có độ dày khoảng 4 – 5mm. 
  • VA của trẻ sơ sinh sẽ phát triển hoàn thiện trong 7 tháng đầu và nhỏ dần vào độ tuổi dậy thì.
  • VA vòm được đánh giá là hạch bạch huyết có kích thước lớn nhất của cơ thể. Tuy nhiên, bộ phận này được đặt phía sau họng mũi và không có lớp biểu mô phủ nên dễ dẫn tới viêm nhiễm.
  • Thông thường không khí đi qua VA rồi mới đến phổi nên bộ phận này có vai trò cản trở và loại trừ các bụi bẩn và vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Khi các VA bị mất khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, khó thở, viêm xoang…

Amidan khẩu cái

  • Amidan khẩu cái là tổ chức tế bào lympho lớn nhất trong vòng Waldeyer.
  • Bao gồm 2 khối màu hồng với kích thước thay đổi theo thời gian và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Hai amidan khẩu cái được phân bố đều tại hai bên của ngã ba hầu họng và cấu tạo bởi trụ trước và sau. Để hạn chế tình trạng vi khuẩn khu trú tại các hốc thuộc mặt sau, amidan khẩu cái đã được trang bị một lớp biểu mô phủ bên trên.

Amidan lưỡi

  • Được phân bố tại mặt dưới của lưỡi và ít tham gia vào quá trình hô hấp nên amidan lưỡi chỉ chứa số lượng ít các tế bào lympho. 
  • Tuy nhiên Amidan lưỡi lại có liên kết chặt chẽ với amidan vòm VA nên khi một trong hai bị viêm nhiễm có thể dẫn tới tình trạng lây lan, ảnh hưởng xấu tới chức năng của bộ phận còn lại.

Amidan vòi

Mặc dù là bộ phận có ít tế bào lympho nhất nhưng amidan vòi lại ở gần vòi tai nên nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm ống tai, ù tai…

Amidan có tác dụng gì?

Bên cạnh câu hỏi amidan là gì ?, chức năng của amidan cũng là thắc mắc được không ít người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số tác dụng chính của amidan đối với sức khỏe con người:

  • Amidan là bộ phận sản sinh ra nhiều tế bào lympho giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus.
  • Ngoài ra amidan còn chữa tế bào bạch cầu B có tác dụng chống nhiễm trùng đường hô hấp và một số bệnh lý như viêm phổi, bại liệt, bệnh do liên cầu khuẩn nhóm A. Các kháng nguyên này giúp vòng hạch bạch huyết nhận diện kịp thời dị nguyên và loại bỏ trước khi kịp tấn công gây bệnh.
  • Vòng Waldeyer tạo thành tấm màng lọc không chỉ tiêu diệt yếu tố bất thường có trong không khí mà còn có vai trò loại bỏ vi khuẩn có trong thức ăn do cấu tạo tại vị trí giao nhau giữa đường hô hấp và nạp thức ăn.
  • Amidan có khả năng sản sinh nhiều kháng thể cho tai – mũi – họng và vận chuyển khắp cơ thể để tạo nên sức đề kháng tự nhiên cho mỗi người, ngăn bệnh tái phát.

Bệnh viêm amidan thường gặp

Thời tiết thay đổi, thói quen sinh hoạt thất thường có thể là nguyên nhân làm gia tăng lượng vi khuẩn tấn công gây viêm amidan. Các tế bào tại đây khi làm việc quá sức sẽ dẫn tới hiện tượng sưng viêm, nóng rát. Người bệnh nên chủ động phòng ngừa, quan sát và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để tránh biến chứng. 

viêm amidan là gì?
Viêm amidan là gì? Bệnh có thể diễn biến khó lường và dễ lây lan như thế nào? Tìm hiểu để biết

Dựa theo thời gian phát bệnh, viêm amidan được chia thành các loại sau:

  • Viêm amidan cấp tính: Thời gian phát bệnh ngắn, không để lại biến chứng nghiêm trọng. Bệnh hoàn toàn có thể khỏi được chỉ trong thời gian ngắn.
  • Viêm amidan mãn tính: Bệnh viêm amidan tiến triển từ cấp tính sang mãn tính. Người bệnh thường có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời và dễ dàng tái phát nhiều lần trong năm.
  • Viêm amidan quá phát: Người mắc viêm amidan quá phát khi amidan đã mất chức năng tạo ra kháng thể. Đối với các trường hợp này ác sĩ thường được chỉ định cắt amidan.

Dựa theo triệu chứng, bệnh bao gồm:

  • Viêm amidan hốc mủ: Xác vi khuẩn và bạch cầu tồn đọng tại các hốc lâu ngày sẽ dẫn tới hình thành mủ viêm, màu trắng bã đậu và có mùi hôi.
  • Viêm amidan xơ teo: Bệnh chủ yếu biểu hiện rõ tại hai bên amidan khẩu cái, hai khối amidan có thể dẫn tới xung huyết và sẫm màu, lớp biểu bì dày lên gây khó khăn cho việc hít thở, ăn uống.

Viêm amidan có nên cắt không?

Việc cắt amidan là giải pháp chỉ được diễn ra dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại. Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cắt amidan do chứa nhiều rủi ro sau này. Bệnh nhân thuộc một trong các đối tượng sau nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu có mong muốn cắt amidan:

  • Viêm amidan quá mãn hoặc xơ teo lâu ngày khiến chức năng của amidan mất dần, không còn khả năng tạo ra các kháng thể nữa.
  • Amidan phì đại gây rối loạn hô hấp, ngủ ngáy, ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt.
  • Viêm amidan tái phát thường xuyên từ 6 -7 lần trong năm.
  • Các bộ phận amidan có mùi hôi, sưng viêm chẩn đoán ung thư amidan hoặc u ác tính.
  • Trẻ nhỏ trên 5 tuổi mới được xét nghiệm loại bỏ amidan nếu đáp ứng đủ yêu cầu trên.

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân có thể bị chảy máu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, đường huyết. Người dưới 45 tuổi hoặc trẻ dưới 5 tuổi không nên cắt amidan vì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

Lời khuyên giúp phòng bệnh viêm amidan hiệu quả nhất

Sau khi hiểu rõ amidan là gì, để tối ưu hiệu quả của thuốc và ngăn chặn nguy cơ tái phát, người bệnh nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học.

viêm họng nên ăn gì
Amidan là gì? Nắm rõ để đưa ra biện pháp chăm sóc tốt nhất
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.
  • Không sử dụng các thực phẩm đã qua chiên rán hoặc đồ đông lạnh.
  • Bổ sung thêm rau xanh và cân bằng các loại vitamin C, E, kẽm trong bữa ăn.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Sử dụng biện pháp phòng hộ khi đi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất 2000ml – 2500ml mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan.

Mong rằng qua bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả đáp án thỏa đáng nhất cho câu hỏi amidan là gì? và các vai trò, chứng bệnh liên quan để chủ động phòng ngừa hiệu quả.

Xem chi tiết: Viêm amidan nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Đi tìm lời giải đáp


Nguồn nội dung: https://centerforhealthmediapolicy.com/amidan-la-gi.html
Trang chủ: https://centerforhealthmediapolicy.com/
הערות
אין תגובות עדיין. היה הראשון