בלוגים בלוגים

חזרה

Cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản nhưng ít người biết


Chàm da tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng triệu chứng bệnh thường khiến người bệnh gặp không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng ngứa và khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà sau đây.

Cách giảm ngứa khi bị chàm
Giảm ngứa chàm ở cổ tay bằng cách nào?

12 Cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà

Để làm giảm tình trạng ngứa và đỏ ở da do bệnh chàm gây nên, người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị hoặc một số loại sản phẩm dưỡng ẩm từ tự nhiên. Ngoài các biện pháp này, người bệnh có thể khắc phục và quản lý triệu chứng chàm bằng các cách giảm ngứa tại nhà sau đây.

1. Giảm ngứa bằng mật ong

Theo một vài nghiên cứu, mật ong có tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Vì vậy, chúng thường được sử dụng với mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng. Thêm vào đó, các hoạt chất có lợi trong mật ong có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và chữa lành vết thương. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng nguyên liệu này điều trị bệnh chàm giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa rát, khô và khó chịu trên da.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ bằng nước muối pha loãng hoặc xà phòng có tính chất tẩy nhẹ
  • Sau đó lau khô và thoa đều mật ong lên
  • Chờ khoảng 30 phút rửa lại bằng nước sạch

Tìm hiểu thêm: Cách trị chàm môi bằng mật ong giúp kiểm soát tốt bệnh

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những cách giảm ngứa khi bị bệnh chàm đơn giản và hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng viêm và làm dịu cơn đau rát, ngứa trên da. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp điều trị này, bệnh nhân không nên chườm trong thời gian dài, quá 20 phút. Bởi nước quá lạnh có thể tác động đến dây thần kinh cảm giác dưới da, đồng thời làm tăng nguy cơ bỏng lạnh.

Cách làm như sau:

  • Cách 1: Sử dụng khăn sạch nhúng nước đá lạnh. Sau đó vắt bớt nước và đắp lên vùng da bị ngứa do chàm. Sau khi đắp khoảng 5 – 10 phút, bệnh nhân có thể lặp lai thao tác 1 – 2 lần. Cuối cùng thoa kem dưỡng ẩm hoặc tinh chất có tác dụng dưỡng ẩm.
  • Cách 2: Cho đá viên vào túi chườm đá sau đó đắp lên da khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc khi bệnh tái phát gây ngứa.

3. Dầu cây trà

Tinh chất chiết xuất từ cây trà có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da, trong đó có bệnh chàm. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương, tinh dầu cây trà giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm ngứa. Bên cạnh đó, tinh dầu còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô hoặc bong vảy.

Cách làm như sau:

  • Cách 1: Dùng 1 – 2 giọt tinh dầu cây trà hòa tan với 1 – 2 muỗng dầu vận chuyển (dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân,…). Thoa đều hỗn hợp lên khu vực da bị bệnh chàm và massage nhẹ nhàng vài phút. Rửa lại da bằng nước ấm sau khi thoa khoảng 15 – 20 phút.
  • Cách 2: Đối với chàm da đầu, bệnh nhân có thể dùng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trộn với dầu gội đầu. Sau khi làm ướt tóc, thoa đều hỗn hợp này lên đầu và massage 2 – 3 phút. Cuối cùng xả lại tóc bằng nước sạch.

Tinh dầu cây trà có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng nhưng các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên pha loãng tinh dầu.

Cách giảm ngứa khi bị chàm
Đầy lùi triệu chứng ngứa do chàm gây nên bằng tinh dầu chiết xuất từ cây trà

3. Xà phòng

Theo các chuyên gia, xà phòng và các chất tẩy rửa có thể gây khô da khiến bệnh chàm phát triển theo chiều hướng xấu. Nhưng, họ cũng cho biết, thành phần kháng khuẩn có trong các nguyên liệu này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng do gãi ngứa. Đặc biệt, xà phòng có tác dụng giữ nước làm ẩm và cân bằng pH trên da. Vì vậy, chúng giúp làm mềm và tăng cường sức đề kháng cho da, giúp xoa dịu và cải thiện tình trạng ngứa da. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xà phòng điều trị bệnh chàm, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có tính chất tẩy nhẹ, không chứa mùi hoặc hóa chất bảo quản. Tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng xà phòng được sản xuất từ dược liệu tự nhiên, an toàn.

Cách sử dụng như sau:

  • Cách 1: Sử dụng xà phòng hòa tan trong thau nước ấm. Dùng nước này rửa hoặc ngâm vùng da bị bệnh chàm. Vệ sinh lại da bằng nước sạch.
  • Cách 2: Sau khi làm ướt vùng da bị tổn thương do bệnh chàm gây nên, dùng xà phòng bôi trực tiếp lên da. Massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch bằng nước.

Lưu ý: Xà phòng được xem là cách giảm ngứa khi bị chàm hiệu quả tại nhà nhưng đây cũng chính là tác nhân gây kích hoạt bệnh. Vì vậy, trong quá trình sử dụng sản phẩm, bệnh nhân nên hết sức thận trọng. Nếu thấy triệu chứng ngứa và khô da chuyển nặng, người bệnh nên ngưng dùng. Đặc biệt, khi tắm bằng xà phòng, không nên chà xát hoặc gãi mạnh. Bởi hành động này có thể gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng.

4. Tắm nước ấm

Tắm cũng được xem là cách giảm ngứa khi bị chàm hiệu quả tại nhà. Cách làm này giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm dịu tình trạng khô ráp và ngứa trên da. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, người bệnh nên chú ý nhiệt độ nước. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, không nên tắm thường xuyên trong thời gian dài tránh triệu chứng bệnh ngày càng nặng.

Tốt nhất, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm ít nhất một lần một ngày, giới hạn thời gian tắm từ 10 – 15 phút. Khi tắm có thể sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có tính tẩy nhẹ để cấp ẩm cho da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm hoặc ngâm mình với bột yến mạch, baking soda (muối nở) hoặc một số loại tinh dầu như oải hương, dầu khuynh diệp,… Sau khi tắm xong nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm, giảm ngứa và tăng cường hàng rào bảo vệ cho da.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị bồn tắm với lượng nước nóng vừa đủ
  • Thêm nước và điều chỉnh nước ở nhiệt độ vừa tắm
  • Tiếp đó, cho 1/2 chén muối nở hoặc 1 chén bột yến mạch vào bồn tắm và khuấy tan hoàn toàn
  • Ngâm mình từ 10 – 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch
  • Cuối cùng lau mình và thoa kem dưỡng ẩm

5. Củ nghệ

Nghệ là một trong những gia vị nổi tiếng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không những thế, giới Y học Trung Quốc và Ayurvedic xem nguyên liệu này như vị thuốc tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh chàm. Theo một số nghiên cứu về hoạt chất curcuma chứa trong nghệ, thảo dược được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng giúp tăng cường tốc độ làm lành da bị tổn thương, đồng thời giúp làm dịu, giảm ngứa da do bệnh ngoài da gây nên.

Cách thực hiện sau đây:

  • Cách 1: Sử dụng 50 gram nghệ tươi đem bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Trộn đều nghệ tươi với một ít mật ong. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa, thương tổn do chàm. Chờ khoảng 15 – 20 phút cho hỗn hợp khô, vệ sinh lại da bằng nước ấm.
  • Cách 2: Đun sôi 3 – 4 chén nước. Sau đó cho hai muỗng cà phê bột nghệ vào khuấy đều và tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 5 – 10 phút. Cuối cùng lọc lấy nước và thêm một ít mật ong hoặc chanh vào uống. Mỗi ngày uống 1 cốc trà nghệ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh triệu chứng bệnh chàm như ngứa hoặc khô da.

Với cách giảm ngứa khi bị bệnh chàm này, người bệnh có thể kết hợp giữa bài thuốc đắp và uống trong để thúc đẩy tốc độ bình phục bệnh. Tuy nhiên, khi uống trà nghệ, bệnh nhân không nên quá lạm dụng. Bởi sử dụng quá nhiều nghệ ở thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách giảm ngứa khi bị chàm
Uống trà nghệ mỗi ngày giúp giảm ngứa và tăng cường đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh chàm

6. Dầu dừa

Một số nghiên cứu chứng minh dầu dừa nguyên chất có tác dụng giảm ngứa và cải thiện sức khỏe của hàng rào bảo vệ da. Không những thế, thành phần lipid có lợi trong nguyên liệu này có thể bổ sung độ ẩm cho da, đồng thời giúp chống viêm. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để kiểm soát triệu chứng ngứa, khô da và nổi mẩn đỏ trên da do chàm gây nên.

Cách làm như sau:

  • Cách 1: Sử dụng dầu dừa nguyên nhân thoa đều lên làn da bị bệnh chàm. Sau 10 – 15 phút rửa lại da bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp giảm ngứa và thúc đẩy tái tạo da mới, hỗ trợ đẩy lùi bệnh chàm.
  • Cách 2: Hái 2 – 3 lá trầu không đem rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước và trộn đều với 1 muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh đã được vệ sinh sạch. Chờ hỗn hợp khô, rửa lại da bằng nước ấm. Lá trầu không có tác dụng giảm ngứa và làm lành tổn thương da nhanh chóng. Vì vậy, khi kết hợp chung với dầu dừa giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm.

Lưu ý: Người có cơ địa mẫn cảm với dầu dừa hoặc lá trầu không không nên áp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm này tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân kích hoạt gây bùng phát bệnh chàm. Vì vậy, để đẩy lùi bệnh và làm giảm tình trạng đau rát và ngứa trên da, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng như đậu nành, trứng, sữa hoặc lúa mì,… Đồng thời tăng cường bổ sung thực phẩm có tính chất chống viêm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ khởi phát bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị chàm như:

  • Rau xanh
  • Trái cây mọng nước
  • Đậu lăng
  • Cá giàu hàm lượng acid béo omega -3 như cá hồi, cá thu,…
  • Quế

8. Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm không giúp điều trị dứt điểm bệnh chàm nhưng chúng giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu tình trạng ngứa rát và khô da. Để ngăn ngừa khô da và bảo vệ da không bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại từ môi trường, bệnh nhân nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là ở khu vực da bị tổn thương do chàm.

Về thời điểm thoa kem, người bệnh nên bôi kem sau khi tắm xong. Đây chính là thời điểm thích hợp da còn ẩm giúp thẩm thấu kem nhanh chóng, tăng tác dụng cấp ẩm, làm mềm da và hỗ trợ giảm ngứa nhanh.

Để lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp và an toàn với da, bệnh nhân nên lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí sau:

  • Kem dưỡng ẩm phù hợp với tính chất làn da: Bệnh nhân nên chọn kem dưỡng ẩm có tác dụng cải thiện bệnh chàm, không gây kích ứng da
  • Thành phần kem: Sản phẩm không chứa các thành phần hóa học như chất tạo mùi thơm, Parabens, Propylen glycol, Phthalates, Methylisothiazolinone, Sulfate và Methylchloroisothiazolinone,… nhằm tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng da. Tốt nhất, bệnh nhân nên chọn các dòng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên an toàn.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Nên mua kem dưỡng ẩm của các tập toàn lớn có thương hiệu uy tín. Không nên sử dụng sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Một số loại kem dưỡng ẩm tốt cho bệnh nhân bị chàm như:

  • Baby Oil
  • Cetaphil
  • Eucerin
  • Nutraderm
Cách trị ngứa khi bị chàm
Dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày giúp giảm ngứa và ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh chàm

10. Tắm dưới ánh nắng mặt trời

Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm và chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho biết, phơi nắng ở khung giờ nhất định có thể hỗ trợ điều trị những tổn thương trên da, đặc biệt là những ảnh hưởng do bệnh chàm gây nên.

Theo các nhà nghiên cứu, ánh nắng mặt trời có thể giúp tăng cường sản sinh và tổng hợp vitamin D ở khu vực da bị chàm. Vì thế, chúng giúp chữa lành và hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa trên da. Không những thế, phơi nắng đúng cách có thể kích thích cơ thể sản xuất bạch cầu, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng.

Để giảm ngứa và khắc phục bệnh chàm, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên tắm nắng mỗi ngày từ 5 – 10 phút. Thời điểm phơi nắng thích hợp là vào lúc sáng sớm và chiều muộn ở khung giờ 7 – 9h và 17 – 18h. Còn đối với các khung giờ còn lại, bệnh nhân nên bảo vệ da khỏi ánh nắng bằng cách dùng kem chống nắng hoặc che chắn cẩn thận.

11. Kiểm soát căng thẳng, stress

Căng thẳng hoặc stress kéo dài chính là nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema. Và, các nhà khoa học đã chứng minh các phương pháp giảm stress có tác dụng hữu ích trong việc cải thiện và đẩy lùi triệu chứng bệnh. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy và khó chịu ở da, bệnh nhân có thể áp dụng các cách giảm căng thẳng sau:

  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Nghe nhạc thư giãn
  • Tâm lý trị liệu
  • Sử dụng thuốc giảm stress
  • Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, caffein

12. Dùng thuốc không kê đơn

Người bệnh có thể giảm ngứa khi bị chàm bằng thuốc kháng histamine không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời. Để ngăn ngừa ngứa tái phát, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc chung với một vài liệu pháp trị liệu khác như dùng thoa kem dưỡng ẩm, tắm nước nóng,… Trong trường hợp tình trạng ngứa ngày càng trầm trọng, người bệnh nên dùng thuốc kháng histamine theo đơn kê từ bác sĩ.

Lưu ý: Thuốc kháng histamine giúp ngăn chặn giải phóng histamin gây ngứa, nhưng khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý liều lượng. Đặc biệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc ở trẻ em, nhất là các loại kháng histamine có tác dụng phụ an thần.

Không có cách chữa dứt điểm bệnh chàm, nhưng người bệnh có thể áp dụng các cách giảm ngứa khi bị chàm nêu trên để kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy triệu chứng bệnh kéo dài.


Nguồn nội dung: https://vcep.vn/cach-giam-ngua-khi-bi-cham-1319.html
Trang chủ: https://vcep.vn/
הערות
אין תגובות עדיין. היה הראשון