בלוגים בלוגים

חזרה

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn theo dân gian


Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn là bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính tiện lợi, nguyên liệu dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết cách sử dụng bài thuốc chữa bệnh này. Việc hiểu rõ công dụng cũng như cách điều trị sẽ giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh á sừng gây nên.

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn
Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn liệu có mang lại hiệu quả?

Tác dụng của lá bạch đàn đối với bệnh á sừng

Bạch đàn là một trong những thảo dược dùng chiết xuất tinh dầu (tinh dầu khuynh diệp) giúp phòng ngừa trúng gió, ho hoặc cảm cúm. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được ứng dụng trong phòng và điều trị một số bệnh lý sức khỏe, nổi bật là các bệnh về da như á sừng, nổi mề đay mẩn ngứa hoặc vảy nến.

Các tài liệu Y học cổ truyền và một số một số nghiên cứu hiện đại cho biết, lá bạch đàn chứa các thành phần hoạt chất có lợi như Aldehyde Valeric, Cineol, Butyric,… Những hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên mạnh mẽ, có thể giúp tiêu diệt nấm men và vi khuẩn gây hại trên da. Vì thế, chúng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng ở bệnh á sừng.

Không những thế, lá bạch đàn còn có công dụng kích thích hệ thần kinh, giúp làm giảm tình trạng căng thẳng. Đồng thời giúp bảo vệ và cung cấp dưỡng chất làm mền da, hạn chế tình trạng khô nứt và ngứa ở da. Hơn nữa, các thành phần tự nhiên được tìm thấy trong lá bạch đàn còn có tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm nguy cơ sừng hóa hoặc dày ở da.

Bác sĩ Lê Phương Quân dân 102
Theo bác sĩ Lê Phương, địa chỉ và phương pháp chữa viêm da là yếu tố quyết định đến 80% hiệu quả điều trị, 20% còn lại do ý thức dùng thuốc đúng cách, tự chăm sóc của người bệnh.

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn có hiệu quả không?

Theo các chuyên gia da liễu, các hoạt chất chứa trong lá bạch đàn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh á sừng, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa và viêm sưng trên da. Tuy nhiên, mẹo dân gian này chỉ mang lại tác dụng chữa trị tạm thời chứ không giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh dai dẳng này.

Đặc biệt, lá bạch đàn chỉ có tác dụng chữa bệnh á sừng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Hơn nữa, hiệu quả chữa trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy, trong trường hợp bệnh ở mức độ trung bình và nặng, có dấu hiệu lan rộng, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám. Sau khi dựa vào kết quả chẩn đoán, nhân viên y tế sẽ chỉ định loại thuốc hoặc biện pháp điều trị thích hợp với bệnh trạng của mối người.

Cách chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn
Lá bạch đàn điều trị bệnh á sừng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2 Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Cách điều trị bệnh á sừng bằng lá bạch đàn đơn giản, rất dễ thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể áp dung để giảm nhanh triệu chứng tróc da, nứt nẻ hoặc ngứa ngáy do gây nên.

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh á sừng bằng lá bạch đàn an toàn, bệnh nhân có thể tham khảo:

1. Chữa á sừng bằng tắm nước lá bạch đàn

Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm nấu từ lá bạch đàn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe người bệnh á sừng. Theo một số nghiên cứu cho biết, nước ấm giúp làm hệ thần kinh thư giãn, xua tan mệt mỏi và căng thẳng. Từ đó giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, hỗ trợ điều trị và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh á sừng trong tương lai.

Bên cạnh đó, nước ấm nấu từ lá bạch đàn còn giúp làm giãn các dây thần kinh, thúc đẩy máu lưu thông tốt. Từ đó, giảm cảm giác đau và khó chịu trên da. Chưa kể đến, nước lá bạch đàn còn giúp cung cấp độ ẩm và chất kháng khuẩn, chống viêm. Nếu thường xuyên sử dụng giúp da trở nên mềm mịn, cải thiện tình trạng khô da và làm giảm tình trạng nứt nẻ, chảy máu. Do đó, chúng giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da.

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn và một nhúm muối hạt. Lá bạch đàn nên lựa lá xanh, không quá non.
  • Cách thực hiện: Lá bạch đàn đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng. Tiếp theo, vò nát lá bạch đàn và cho vào nồi, thêm 1 lít nước. Bắt lên bếp và đun sôi. Sau khi nước sôi, tiếp tục đun cho đến khi nước chuyển từ màu trong sang vàng. Tắt bếp, thêm muối vào khuấy đều cho tan hoàn toàn.
  • Cách sử dụng: Lọc lấy nước nấu lá bạch đàn pha thêm với một ít nước cho nguội bớt. Nhiệt độ nước tắm thích hợp từ 38 – 50 độ C. Dùng nước này tắm hoặc ngâm mình. Trong quá trình tắm nên massage nhẹ nhàng để các hoạt chất chứa trong lá bạch đàn thẩm thấu sâu vào bên trong da, giúp phát huy tác dụng tối ưu tác dụng điều trị.

Với cách điều trị bệnh này, người bệnh nên áp dụng đều đặn mỗi ngày một lần. Tốt nhất nên áp dụng thường xuyên cho đến khi triệu chứng ngứa và khô ở da khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong quá trình tắm nước lá bạch đàn, bệnh nhân không nên chà xát tránh gây xước da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Điều trị bệnh á sừng bằng lá bạch đàn
Tắm hoặc ngâm mình trong nước nấu bằng lá bạch đàn giúp kiểm soát triệu chứng bệnh á sừng

2. Điều trị bệnh á sừng bằng đắp lá bạch đàn

Bên cạnh bài thuốc tắm, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đắp ngoài từ lá bạch đàn. Các hoạt chất chứa trong dược liệu có tác dụng thấm nhanh giúp cải thiện tình trạng ngứa, đau và khó chịu do á sừng gây ra.

Cách điều trị bệnh á sừng bằng bài thuốc đắp từ lá bạch đàn:

  • Sử dụng 3 – 5 lá bạch đàn tươi, có thể dùng nhiều hơn tùy thuộc vào diện tích tổn thương trên da.
  • Rửa sạch lá bạch đàn qua nhiều nước rồi để ráo
  • Sau đó thái nhỏ và giã nát với một ít muối hạt
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh á sừng sạch sẽ bằng nước ấm
  • Đắp hỗn hợp lá bạch đàn và muối lên
  • Chờ 20 phút cho hỗn hợp khô, rửa lại da bệnh bằng nước ấm

Mẹo chữa á sừng bằng lá bạch đàn nên áp dụng 2 – 3 lần trong tuần để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thận trọng trong quá trình sử dụng. Bởi tinh dầu chứa trong lá bạch đàn có thể gây dị ứng dẫn đến kích ứng da, làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh.

Lưu ý khi chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Khi sử dụng lá bạch đàn điều trị bệnh á sừng, người bệnh nên tuân thủ đúng theo các lời khuyên từ chuyên gia để giảm thiểu tác dụng phụ và tăng tính hiệu quả. Cụ thể như:

  • Lá bạch đàn có chứa một vài hoạt chất có độc tính. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc dưới hình thức đắp ngoài. Tuyệt đối không uống nước sắc từ lá bạch đàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và một số cơ quan khác.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên áp dụng các biện pháp điều trị á sừng bằng lá bạch đàn khi chưa được bác sĩ đồng ý.
  • Trước và sau khi điều trị bệnh bằng lá bạch đàn nên vệ sinh da sạch sẽ.
  • Kết hợp đồng thời giữa biện pháp chữa bệnh bằng lá bạch đàn với thuốc điều trị bệnh theo đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa
  • Tăng cường sức đề kháng giúp bệnh mau khỏi bằng cách bổ sung thực phẩm có lợi đối với bệnh như thực phẩm chống viêm cá hồi, trứng,…
  • Tránh sử dụng đồ ăn, thức uống có mùi tanh, cay nóng hoặc chứa chất cồn như thủy hải sản, rượu, bia hoặc cà phê
  • Tránh hút thuốc lá vì các chất độc hại trong thuốc có thể kích hoạt bệnh bùng phát
  • Nên cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần thoải mái

Ngoài những lưu ý nêu trên, khi áp dụng bài thuốc chữa á sừng bằng bạch đàn, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra nếu gặp bất kỳ triệu chứng khác thường.

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn tuy không còn xa lạ đối với người bệnh. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bùng phát bệnh do tác dụng phụ của bài thuốc này gây nên, bệnh nhân nên trao đổi kỹ với thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn nội dung: https://vcep.vn/cach-chua-a-sung-bang-la-bach-dan-2361.html
Trang chủ: https://vcep.vn/
הערות
אין תגובות עדיין. היה הראשון