Viêm tai giữa là căn bệnh nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm tai giữa trẻ sơ sinh thì bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Đôi nét về căn bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, bao gồm viêm tai giữa thể tràn dịch, viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa tái phát. Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc suy giảm miễn dịch, mắc phải bệnh thường gặp vào mùa đông.
Tai được chia thành 3 phần là tai ngoài, tai giữa, tai trong. Bên trong tai có ống nối tai giữa và cổ họng, còn được gọi là ống Eustachian hoặc vòi nhĩ. Bộ phận này đảm nhiệm 3 chức năng quan trọng là:
– Thông hơi để giữ áp suất không khí trong tai giữa cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Đó là lý do tại sao khi bị viêm tai giữa, trẻ nhỏ thường bị mất thăng bằng và nghiêng đầu sang một bên.
– Bảo vệ tai giữa khỏi các áp lực âm thanh và ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch từ họng, mũi chảy vào tai giữa.
– Giúp tiêu dịch từ chỗ tai giữa về họng.
Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải bệnh viêm tai giữa nên bố mẹ phải lưu ý các nguyên nhân gây ra bệnh dưới đây để có cách ngăn ngừa hiệu quả
– Tác nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là các loại vi khuẩn, virus làm tổn thương niêm mạc vùng tai giữa và lớp biểu bì.
– Viêm họng, mũi nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
– Vì cấu tạo màng nhĩ của tai các bé sơ sinh thường ngắn và rộng, nằm ngang nên vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập vào trong tai.
– Nếu bố mẹ vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không sạch sẽ thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong làm tổn thương màng nhĩ và tạo điều kiện thuận lợi để phát bệnh.
Bố mẹ nên đưa con đi khám để biết nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì
3. Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
3.1. Sốt
Thông thường, khi bị viêm tai giữa, trẻ sơ sinh sẽ sốt từ 39 – 40 độ C. Thế nhưng, bố mẹ cũng không thể loại trừ trường hợp trẻ bị sốt do thay đổi thời tiết hoặc mắc phải một loại viêm nhiễm nào khác.
3.2. Đau tai
Đau tai là một trong những triệu chứng viêm tai giữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý tới những dấu hiệu của con như nước hoặc mủ bên trong tai nhỏ ra ngoài, quấy khóc, lấy tay bứt tai,…
3.3. Rối loạn tiêu hóa
Bệnh viêm tai giữa cấp tính có thể khiến cho đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh gặp phải những vấn đề như phân lỏng, đi ngoài,…
3.4. Chảy mủ
Chảy mủ là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa mãn tính ở các bé sơ sinh. Lúc này, những dấu hiệu như quấy khóc, đau tai ở trẻ sẽ giảm hẳn nên bố mẹ thường nhầm tưởng rằng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy mủ chảy ra từ trong tai con thì phải đưa bé đi thăm khám gấp để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
4. Cách phòng ngừa tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những bé mắc bệnh cảm lạnh.
– Tuyệt đối không được để nước chảy vào tai con, đặc biệt là khi tai bé đang bị viêm nhiễm vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
– Không được để con tiếp xúc với tiếng ồn mạnh vì sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác của bé.
– Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho con.
– Nếu cho trẻ bú sữa công thức thì hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và giúp con ợ hơi sau khi bú.
– Không nên cho con ngậm vú giả, trong trường hợp thực sự cần sử dụng thì phải chú ý thời gian và không được cho trẻ ngậm quá lâu.
– Không được hút thuốc lá và không cho phép bất cứ ai hút thuốc quanh trẻ sơ sinh cũng như không đưa con tới nơi có khói thuốc lá.
– Kiểm tra xem trẻ đã tiêm vắc xin ngừa cúm, phế cầu hay chưa. Việc tiêm vắc xin này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở một số trẻ.
Bố mẹ nên vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ sơ sinh
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm tai giữa trẻ sơ sinh. Tốt nhất, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế uy tín nhất khi trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị phù hợp.