Blogok Blogok

Vissza

Bệnh nổi mề đay dị ứng có lây không?

“Thưa bác sĩ, chứng bệnh nổi mề đay dị ứng có lây không? Vì tôi đang bị dị ứng và nổi mề đay khắp hai cánh tay và tôi có một cháu nhỏ 3 tuổi. Tôi rất lo bệnh sẽ lây sang cháu khiến sức khỏe cháu bị đe dọa. Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp tôi cách phòng nổi mề đay hiệu quả, cảm ơn bác sĩ”

Hà Thị Thu Hoài – Q3, TP.HCM

Bệnh nổi mề đay dị ứng có lây không?

Chào Chị Hoài!

Đã có rất nhiều câu hỏi tương tự như của chị gửi về cho chúng tôi và đều có những thắc mắc chung là chứng nổi mề đay dị ứng có lây không? Đây là căn bệnh thuộc dạng dị ứng vô cùng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Có những người thường tái đi tái lại khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây khó chịu, nổi mẩn, đau bụng, nôn ói, sốt cao, phù nề…

1. Vậy chứng bệnh mề đay dị ứng có lây không – chuyên gia cho biết

Chứng mề đay dị ứng là một dạng phản ứng của cơ thể thông da để chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập, nguyên nhân gây bệnh có thể là do tình trạng bệnh nhân bị dị ứng thức ăn, thuốc men, phấn hoa, côn trùng cắn đốt, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ môi trường…

Ngoài ra, có thể là do chức năng gan của bệnh nhân có dấu hiệu bị suy yếu, lượng độc tố được đào thải ra ngoài ít đi, lâu ngày sẽ tích tụ dưới mạch máu và gây tình trạng nổi mề đay dị ứng.

TS – BS Lê Khắc Trung thuộc bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, bệnh nổi mề đay dị ứng không có khả năng lây từ người này sang cho người khác, bệnh chỉ biến chứng từ nhẹ, cấp tính sang cấp độ nặng, mạn tính, khó điều trị hơn thôi. Nguyên nhân của bệnh mề đay dị ứng còn phụ thuộc khá lớn vào cơ địa của từng người, do đó việc bệnh mề đay lây từ người này sang người khác là không có khả năng.

Hiện nay, theo các báo cáo y tế thì chưa có tài liệu nào ghi nhận về tính truyền nhiễm của bệnh nổi mề đay dị ứng. Những bệnh này được cho rằng mang tính di truyền trong hệ gen DNA từ cha mẹ sang con, nếu cha mẹ từng có tiền sử nổi mề đay dị ứng thì tỷ lệ con bị mề đay cao gấp 65% những người bình thường.

Do đó, khi chị Hoài hoặc quý độc giả nào đang có dấu hiệu mắc chứng mề đay dị ứng thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm cụ thể để tìm nguyên nhân bệnh và nhanh chóng điều trị dứt điểm. Không nên chủ quan, ỷ lại khiến bệnh dai dẳng, lâu khỏi và dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh mề đay cũng không lây qua tiếp xúc da chạm da nên chị Hoài cũng không cần quá lo ngại, suy nghĩ sai lệch mà không có điều kiện chăm sóc con cái, chị Hoài chỉ cần nhanh chóng điều trị bệnh thật tốt để nhanh lành bệnh là được.

2. Những cách phòng chống nổi mề đay dị ứng bạn nên lưu tâm

Việc điều trị bệnh mề đay dị ứng vô cùng phức tạp và gặp nhiều trở ngại vì bệnh rất dễ tái phát, nếu bệnh nhân vô tình tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Giải pháp tốt nhất để tránh chứng mề đay dị ứng “thăm viếng” khiến sức khỏe bạn suy yếu là bạn nên chủ động phòng tránh bệnh thay vì khi gặp bệnh mới tìm cách chữa. Do đó, các độc giả có thể tham khảo và tiến hành một số biện pháp phòng tránh bệnh nổi mề đay dị ứng sau đây:

  • Khi thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh, bạn cần phải luôn giữ cho cơ thể được ấm áp, tránh nhiễm lạnh. Khi thời tiết nóng bức, nên mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi và dễ thấm hút mồ hôi để tránh cho cơ thể dễ bị nổi mề đay dị ứng.
  • Khi ăn các thức ăn như các loại tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hàu, ốc, hến, cá biển, mực, sứa, nấm… thì bạn cần đặc biệt chú ý để tránh ngứa ngáy nổi mề đay. Những người có cơ địa rất nhạy cảm thì cần phải cô cùng lưu ý với cả thức ăn bình thường nhất như thịt heo, trứng, sữa, chocolate, nước uống có gas…
  • Phụ nữ khi dùng các loại mỹ phẩm để làm đẹp hoặc chăm sóc da thì cần phải cẩn thận chọn sản phẩm rõ có thành phần, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, an toàn, không hại da. Không nên tùy tiện dùng mỹ phẩm trôi nổi, dùng lung tung các loại mỹ phẩm để tránh gây dị ứng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mề đay trên da.
  • Cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý; tránh ăn thực phẩm quá cay nóng, rượu bia và các chất kích thích… không thức quá khuya sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến hệ miễn dịch không đủ khả năng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh tiến hành xâm nhập cơ thể.
  • Cần giữ cho bản thân có một tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng bởi công việc, quan hệ xã hội… khiến chứng mề đay dị ứng có nguy cơ bùng phát dữ dội.
  • Đặc biệt khi trẻ em bị nổi mề đay thì cần thăm khám bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng thích hợp với từng lứa tuổi, cơ địa… để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Những thông tin trên đây về chứng nổi mề đay có lây không được chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp cho chị Hoài, cùng quý độc giả có thêm thông tin, từ đó giúp giải quyết được tình trạng sức khỏe của chính mình và người thân được hiệu quả.

Chúc chị Hoài nhanh chóng hồi phục!

→ Có thể bạn quan tâm:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuatrimedaymanngua.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-chua-tri-noi-man-ngua-o-tre.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/bi-di-ung-bot-ngot-phai-lam-sao.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cham-soc-dung-cach-lan-da-bi-di-ung-my-pham.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cac-loai-benh-ngoai-da-thuong-gap-va-cach-chua-tri.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/da-bi-noi-man-do-ngua-khap-nguoi.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/vi-sao-bi-benh-phat-ban-do-tren-da.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/benh-cham-biu-co-lay-khong.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/nhung-nguyen-tac-su-dung-thuoc-chong-di-ung-can-luu-y.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-dieu-tri-noi-me-day-cap-tinh-va-man-tinh.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/dang-bi-noi-day-co-duoc-tam-khong.html

Megjegyzések
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!