Tiêu chảy mạn tính ở trẻ em là một chứng bệnh khá nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Chứng bệnh này được hiểu đơn giản là tình trạng đại tiện ra phân lỏng và có nhiều nước. Tiêu chảy thường kéo dài trong khoảng 3-4 tuần khiến cho trẻ mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục như thế nào? Dưới đây là một số thông tin về chứng bệnh tiêu chảy mạn tính bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn.
1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy mạn tính ở trẻ
Tiêu chảy mãn tính ở trẻ nhỏ là tình trạng đi ngoài liên tục ra phân lỏng và nước. Bệnh có thể là một triệu chứng do một căn bệnh hoặc một rối loạn kinh niên nào đó gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo để biết thêm.
Do nhiễm trùng: Một số loại virut, vi khuẩn hay kí sinh trùng thường gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính. Sau khi bị nhiễm trùng một số trẻ gặp phải các vấn đề như không dung nạp đường lactose, protein khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và nguy hiểm hơn.
Do sự thay đổi chế độ ăn ở trẻ, từ việc bú mẹ sang ăn dặm, có thể bé chưa quen nên dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Do hệ tiêu hóa hoạt động ké, khi uống quá nhiều nước hoa quả có thể khiến bé bị đau bụng tiêu chảy.
Do dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thức ăn.
Vệ sinh chế biến thức ăn không đạt vệ sinh hoặc do vệ sinh cá nhân cho trẻ kém dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây đau bụng tiêu chảy.
Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc một số bệnh như viêm ruột, bệnh celiac, bệnh Crohn cũng có thể gây ra những chứng bệnh này.
2. Cần đến gặp bác sĩ khi
Chứng tiêu chảy mạn tính ở trẻ em có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, khi bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và mất sức. Đối với trường hợp trẻ đi đại tiện ra phân mềm và lỏng có thể coi đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu đại tiện phân lỏng và kèm theo một số triệu chứng sau đây thì các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, tránh để lâu nguy hiểm. Một số triệu chứng như:
Đau bụng, buồn nôn, đầy hơi chướng bụng khó chịu.
Sốt cao, có cảm giác ớn lạnh, bơ phờ, mệt mỏi.
Đi ngoài liên tục và mất kiểm soát trong việc đi đại tiện.
Bí tiểu kéo dài trên 8 tiếng.
Mất nước, khô miệng, da khô.
Da bị ấn lõm không đàn hồi trở lại, phần thóp trên đỉnh đầu bị trũng sâu.
Bất tỉnh, mất ý thức.
Nếu thấy những triệu chứng trên thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để khám chữa. Vì nếu mất nước mà để lâu có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng rất nguy hiểm.
3. Khắc phục chứng tiêu chảy mãn tính ở trẻ nhỏ
Đối với chứng bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ nhỏ việc điều trị bệnh cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh thì mới có thể có phương pháp điều trị đúng đắn. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh cho trẻ như sau:
Thay đổi chế độ ăn cho trẻ.
Cho trẻ dùng thuốc điều trị.
Dùng men vi sinh để giúp bù nước và khắc phục tình trạng mất nước.
→ Ngoài việc thực hiện đúng theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ thì các bậc cha mẹ cần lưu ý đến một số điều cơ bản sau khi chăm sóc trẻ tại nhà:
Dừng ngay những thực phẩm đã chẩn đoán rằng đó là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ.
Cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc thay tã cho trẻ để tránh phát tán vi khuẩn trong gia đình cũng như khiến cho trẻ bị nặng hơn.
Nên cho bé bú bằng sữa mẹ chứ không được cho bú bình, vì sữa mẹ có thể giúp làm dịu bớt các triệu chứng tiêu chảy và giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, tránh cho trẻ ăn vặt ở quán hàng rong hoặc lề đường.
Thực phẩm cần phải được ngâm rửa kỹ và nấu chín.
→ KHÔNG NÊN BỎ QUA NHỮNG THÔNG TIN NÀY: