Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là hiện tượng rất phổ biến vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non yếu. Vậy nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh là gì? Cùng tìm đáp án cho những nỗi lo này qua bài viết sau. Từ đó, cha mẹ sẽ hiểu hơn về bệnh và chủ động hơn trong bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
1. Tìm hiểu chung tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài
1.1. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị đi ngoài
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài (hay còn gọi là tiêu chảy) là tình trạng:
– Số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn bình thường;
– Phân có kết cấu lỏng đến rất lỏng hoặc thậm chí là toàn nước, khác hẳn với mọi ngày.
Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh còn thể hiện qua:
– Màu sắc khác thường của phân (vàng hoặc xanh);
– Phân có bọt, có chất nhầy hoặc có máu;
– Phân có mùi thối, tanh hơn bình thường;
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài (hay còn gọi là tiêu chảy) là tình trạng số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn bình thường.
1.2. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có nguy hiểm không?
Thực tế, trẻ bị tiêu chảy ở thể nhẹ hoàn toàn có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh do chưa hiểu rõ về bệnh nên đã có những cách thức điều trị sai lầm. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và gây ra những biến chứng đáng tiếc:
– Mất nước: Nếu trẻ không được bù nước kịp sẽ khiến trẻ bị suy kiệt, trụy mạch, suy thận cấp và thậm chí là tử vong. Vì thế, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước:
+ Mắt trũng sâu, khóc không ra nước mắt;
+ Trẻ tiểu ít hoặc gặp khó khăn khi tiểu tiện;
+ Trẻ mệt mỏi, thờ ơ, ít hoạt động;
+ Môi khô, da khô;
– Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy gây khiến quá trình ăn uống và hấp thu của trẻ bị cản trở. Lâu dần, quá trình phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ cũng bị ảnh hưởng;
– Thiếu hụt enzym chuyển hóa: Khi bị tiêu chảy, đường ruột của trẻ sẽ bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus và các độc tố. Từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt các enzym có vai trò chuyển hóa đường lactose trong cơ thể.
2. Điểm danh các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
2.1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm khuẩn đường ruột được coi là nguyên nhân hàng đầu nhất khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Trong đó, không thể không kể đến những yếu tố gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ:
– Virus rotavirus;
– Vi khuẩn salmonella;
– Ký sinh trùng như giardia.
Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, trẻ sẽ bị đi ngoài phân lỏng, đôi khi có kèm theo nôn mửa, sốt…
Trẻ sơ sinh bị chảy do nhiễm rotavirus.
2.2. Dị ứng thực phẩm khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ là dị ứng với protein trong sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa non yếu của trẻ cũng rất nhạy cảm với những thay đổi bất ngờ từ chế độ dinh dưỡng của mẹ. Do đó, khi mẹt nạp vào cơ thể quá nhiều đồ chiên, xào cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh đi ngoài.
2.3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn là do hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Cụ thể là khi lượng hại khuẩn có nhiều hơn, lấn át lợi khuẩn. Tình trạng này có thể là do thuốc kháng sinh hoặc trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản…
3. Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài
Việc chăm sóc tại nhà cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vô cùng quan trọng. Để giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe, mẹ có thể tham khảo:
– Nhanh chóng bù nước và chất điện giải bằng cách cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bù nước và chất dinh dưỡng mà con đã bị mất đi trong thời gian bị đi ngoài. Đặc biệt, sữa mẹ còn chứa rất nhiều kháng thể tốt và lợi khuẩn, giúp con tăng cường miễn dịch cho đường tiêu hóa.
– Mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để đổi sữa cho con nếu con đang dùng thêm sữa công thức;
– Mẹ nên ăn các món khoa học, lành mạnh, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ;
– Không tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy khi chưa được bác sĩ chỉ định;
Khi thấy trẻ bị đi ngoài, mẹ nên ăn các món khoa học, lành mạnh, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
4. Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Theo khảo sát, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết. Để giúp bé hạn chế mắc bệnh, cha mẹ nên:
– Ưu tiên việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đây là cách tốt nhất để giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, trong sữa mẹ có chứa đường dễ chuyển hóa thành đường sữa, giúp vi khuẩn axit lactic có lợi phát triển. Từ đó, trực khuẩn đại tràng bị ức chế, giúp làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ.
– Chủ động cải thiện vấn đề vệ sinh nơi ở, dùng nguồn nước sạch để đun nấu và sinh hoạt. Mẹ cần phải thường xuyên rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú hoặc sau khi chạm vào bỉm có chất thải của trẻ. Nghiêm túc thực hiện ăn chín, uống sôi, Không nên ăn rau sống, uống nước lã và các thực phẩm chưa chín kỹ. Đặc biệt, cần xử lý chất thải của trẻ (đặc biệt là phân) một cách vệ sinh, an toàn.
– Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus – đây là phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất để phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhiều nhất có thể là cách tốt nhất để giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
5. Kết luận
Như vậy, có thể thấy tiêu chảy là hiện tượng dễ gặp ở trẻ và bệnh có thể tự hết nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phương án xử lý phù hợp, kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn. Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ đã hiểu hơn về bệnh và có cách chăm sóc, cũng như phòng bệnh đúng đắn.