Trẻ mắc hội chứng không dung nạp Lactose được hiểu đơn giản nhất là hiện tượng không dung nạp sữa. Không chỉ có trẻ em mà theo thống kê thì có khoảng 75% dân số sau tuổi vị thành niên cũng thường gặp phải hội chứng này. Khi gặp phải hiện tượng không dung nạp Lactose nếu nhẹ thì bị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy, nặng thì có thể kèm theo nôn ói, nổi mẩn đỏ. Vậy để hiểu rõ hơn về dấu hiệu trẻ mắc hội chứng không dung nạp Lactose và cách khắc phục hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
1. Đối tượng dễ mắc chứng không dung nạp Lactose
Thông thường, trẻ sơ sinh chính là đối tượng rất dễ mắc chứng không dung nạp Lactose. Lý do là vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, chúng đang tập thích nghi và tăng dần khả năng hấp thụ thức ăn, miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn yếu. Hầu như đối với bất kì trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua chứng tiêu chảy ít nhất một lần trong đời. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê thì trẻ em dưới 3 tuổi bị mắc chứng không dung nạp Lactose là phổ biến nhất. Thậm chí, có nhiều trẻ còn bất dung nạp với chính sữa mẹ.
Như đã nói ở đầu bài, hiện tượng không dung nạp Lactose không chỉ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn gặp ở người trưởng thành, người lớn tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể ít enzyme Lactase. Đối với những đứa trẻ có cha mẹ mắc phải chứng không dung nạp Lactose thì chúng có khả năng mắc phải hội chứng này cao hơn so với những đứa trẻ khác.
2. Dấu hiệu trẻ mắc hội chứng không dung nạp Lactose
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải hội chứng không dung nạp Lactose. Sau khi sử dụng các sản phẩm có chứa Lactose như bơ, sữa, các sản phẩm khác từ sữa, nếu những trẻ mắc chứng không dung nạp sữa thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng 20 phút đến 2 giờ sau khi sử dụng.
Phản ứng nhẹ có thể xảy ra các biểu hiện như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Còn nếu nặng hơn thì bị nổi mẩn đỏ, nôn ói, khò khè, chậm tăng cân. Trong trường hợp nặng nhất thì sẽ bị ói ra máu, tiêu máu, sốc, thậm chí có thể tử vong nếu vẫn tiếp tục dung nạp những thực phẩm chứa Lactose.
Mọi người nên lưu ý, các triệu chứng nhẹ nói trên sẽ ngưng lại nếu như chúng ta ngưng sử dụng thực phẩm chứa Lactose lại. Tình trạng không dung nạp Lactose nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, mà chúng ta thường thấy có hai trường hợp: Có người thích uống sữa, có người không uống được sữa.
3. Cách khắc phục chứng không dung nạp Lactose ở trẻ
Chứng không dung nạp Lactose sẽ không có gì nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh thì các dấu hiệu thường được phát hiện muộn vì không rõ nguyên nhân. Khi phát hiện muộn có thể gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nhiều gây mất nước và nếu cứ tiếp tục sử dụng thực phẩm chứa Lactose sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Để khắc phục chứng không dung nạp Lactose các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ. Nên thực hiện tốt những điều sau:
Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều Lactose trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn nấu cháo hoặc hầm nhuyễn để trẻ dễ hấp thu.
Bổ sung thêm Prebiotic trong khẩu phần ăn uống hàng ngày cho trẻ để thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.
Sử dụng thêm một số loại men vi sinh theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để giúp tăng khả năng hấp thụ các chất của dạ dày và ruột non.
Cần chú ý bổ sung đầy đủ chất canxi cho trẻ, vì hội chứng không hấp thụ Lactose đồng nghĩa với việc cơ thể của trẻ hấp thụ kém chất canxi.
Khi thấy những dấu hiệu như bé quấy khóc mà không biết rõ lý do, trào ngược dạ dày, tiêu chảy thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu có thể gây ra những hậu quả khó lường.
→ THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO CÁC MẸ: