Blogit Blogit

Takaisin

Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Thuốc Giảm Đau Không?

“Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại thuốc giảm đau mang lại thì vẫn tiềm ẩn những nguy cơ. Theo các chuyên gia đầu ngành, việc sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị đau dạ dày còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, đối tượng và các yếu tố khác.

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?
“Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày đặc trưng bởi tình trạng tổn thương lớp niêm mạc ở dạ dày. Bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, nhiễm vi khuẩn Hp, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị,…

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày khiến người bệnh đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau tức,… Cơn đau có xu hướng trở nên nặng nề hơn sau khi người bệnh ăn quá no hoặc lúc bụng đói.

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh ưu tiên. Bởi ưu điểm của cách chữa này có tác dụng nhanh, kiểm soát các cơn đau và những biểu hiện đi kèm hiệu quả, từ đó ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Căn cứ vào mức độ triệu chứng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉnh định những loại thuốc giảm đau phù hợp.

Bên cạnh những ưu điểm của các loại thuốc giảm đau chữa bệnh lý thì phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như gây ra tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc điều trị,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng để tránh phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau khắc phục các triệu chứng bệnh lý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ các triệu chứng, nguyên nhân khởi phát, khả năng đáp ứng, đối tượng mắc bệnh,…

Đau dạ dày cấp độ 1

Với những trường hợp đau dạ dày ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, các loại thuốc chống viêm non – steroid. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định liều lượng và tần suất dùng thuốc mà bác sĩ đã đặt ra. Nhằm hạn chế những nguy cơ như tương tác thuốc, phụ thuộc thuốc và phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đau dạ dày cấp độ 2

Khi các cơn đau dạ dày chuyển sang mức độ nặng nề kèm theo những biểu hiện ợ chua, ợ nóng, nôn trớ thức ăn xuất hiện với tần suất cao và những loại thuốc trên không đáp ứng điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể kết hợp thuốc paracetamol với nhóm opioid hoặc các loại thuốc chống viêm, giảm đau khác giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng.

Đau dạ dày cấp độ 3

Đối với những trường hợp tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng. Để ngăn ngừa các biến chứng phát sinh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ làm rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần ăn no trước khi uống thuốc hoặc có thể dùng thuốc khi ăn để làm giảm khó chịu ở dạ dày.

Thuốc giảm đau dạ dày có gây ra tác dụng không?

Thuốc giảm đau dạ dày có gây ra tác dụng không?
Việc sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày, nhất là nhóm thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày

Như đã đề cập, việc sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày, nhất là nhóm thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,… Dù người bệnh dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm đều có nguy cơ cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là một số thành phần hoạt chất có trong thuốc giảm đau tác động đến niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất chất nhầy bảo vệ dạ dày. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động tiết acid dịch vị tăng nhanh khiến ổ viêm loét ở niêm mạc trở nên nặng nề hơn. Một số tác dụng phụ phổ biến trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau dạ dày như đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, thủng dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Với những trường hợp lạm dụng các loại thuốc giảm đau chữa bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khi đó, virus gây bệnh sẽ tăng sản sinh những chất chống lại hiệu quả của thuốc điều trị. Lúc này, mặc dù người bệnh đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng các triệu chứng bệnh lý vẫn không có dấu hiệu cải thiện.

Một số loại thuốc giảm đau chữa đau dạ dày

“Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?” Người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh lý. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng, nhằm hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Để kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉnh định một số loại thuốc giảm đau như sau:

Các loại thuốc kháng acid (Antacid)

Hoạt động tăng acid dịch vị trong dạ dày có thể phát sinh những triệu chứng như đau dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, ợ nóng, nôn trớ,… Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa. Cụ thể:

  • Alternagel
  • Amphojel
  • Alka – seltzer
  • Pepto bismol
  • Mylanta
  • Maalox
  • Các loại thuốc khác

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng. Bên cạnh đó, với những loại thuốc dạng viên nén và được hướng dẫn nhai, người bệnh cần nhai thật kỹ trước khi nuốt. Điều này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Việc lạm dụng các loại thuốc kháng acid có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, rối loạn nhu động ruột,… Với những người gặp các vấn đề về thận, thường không được chỉ định dùng thuốc kháng acid chữa trị.

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng và đau dạ dày xuất hiện với tần suất cao

Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng và đau dạ dày xuất hiện với tần suất cao. Các thành phần hoạt chất có trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình sản sinh acid dịch vị bên trong dạ dày. Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế bơm proton như rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole,…

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Thông thường, thuốc được hướng dẫn dùng mỗi ngày khi bụng rỗng. Người bệnh có thể dùng thuốc ức chế bơm proton vào buổi sáng, trước khi dùng bữa sáng khoảng 1 giờ.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa,… Ngoài ra, thuốc còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, đường ruột và bệnh loãng xương khi sử dụng lâu dài.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2

Hoạt động tăng acid dạ dày quá mức có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉnh định một số loại thuốc có tác dụng ức chế thụ thể H2. Mặc dù thuốc phát huy tác dụng chậm hơn những loại thuốc giảm đau trên nhưng hiệu quả lâu dài hơn so với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như nizatidine, famotidine, cimetidine,…

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Bên cạnh đó, các loại thuốc này còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý do trào ngược dạ dày thực quản gây ra như ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, nôn trớ,… Căn cứ vào mức độ bệnh lý, bác sĩ có thể chỉnh định sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 và các loại thuốc kháng acid.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau chữa đau dạ dày thường được chỉ định với liệu trình ngắn giúp kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng nề. Sử dụng thuốc vào trước bữa ăn sáng hoặc trước bữa ăn tối vì những loại thuốc này sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng sau 30 – 90 phút. Hiệu quả kéo dài trong 24 giờ đồng hồ và trong quá trình dùng thuốc có thể phát sinh một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu,…

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra

Ngoài những loại thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày trên, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị khác như thuốc tiêu trừ vi khuẩn Hp, thuốc sucralfate, bismuth, misoprostol,… Các loại thuốc giảm đau này thuộc nhóm thuốc điều trị cấp tính và chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý tạm thời. Để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn, người bệnh cần kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý, đúng cách, đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh, khoa học.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?” và một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý. Việc sử dụng thuốc giảm đau chữa dạ dày còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, thể trạng người bệnh,… Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý.


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/dau-da-day-co-nen-uong-thuoc-giam-dau-2837.html
Kommentit
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.