Các vấn đề bệnh lý gây tắc tai
Mặc dù không phổ biến, tai bị tắc có thể do bệnh lý gây ra. Trong trường hợp này, tai bị tắc có thể dẫn đến mất thính giác hoặc các vấn đề về thăng bằng. Các bệnh lý dẫn đến tắc tai bao gồm:
– Bệnh Meniere: Đây là một rối loạn tai trong gây chóng mặt nghiêm trọng và mất thính lực. Nó phổ biến hơn ở những người từ 40-60 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, nhưng các triệu chứng xuất hiện là do chất lỏng tích tụ trong các khoang của tai trong.
– Cholesteatoma: Cholesteatoma là sự tăng trưởng bất thường các khối ở tai giữa. Tình trạng này xảy ra do chức năng ống eustachian kém hoặc nhiễm trùng tai giữa.
– Khối u thần kinh thính giác: Sự phát triển của khối u lành tính trên dây thần kinh dẫn từ tai trong đến não. Các triệu chứng thường xuất hiện dần dần khi khối u phát triển, có thể bao gồm ù tai, chóng mặt và mất thăng bằng.
– Nhiễm nấm tai ngoài: Nấm tai là bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bơi lội. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh da mãn tính cũng có khả năng cao bị nhiễm nấm tai. Có hơn 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh này. Nấm tai có thể gây nghẹt tai, ù tai, sưng đau, ngứa và các vấn đề thính giác khác.
– Viêm tai giữa tiết dịch: Đây là dạng viêm tai giữa có sự tích tụ chất lỏng trong tai. Bệnh này thường gây mất thính lực và xảy ra phổ biến ở trẻ em.
– Ảnh hưởng của khớp hàm (khớp thái dương hàm): Các khớp thái dương hàm (TMJ) chạy dọc theo hai bên hàm và cho phép bạn mở và đóng miệng. Rối loạn TMJ là tình trạng hàm của bạn không thẳng hàng, do chấn thương, viêm khớp hoặc nghiến răng mãn tính. Rối loạn TMJ có thể khiến tai bị tắc.
Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?
Tắc nghẽn tai là trường hợp phổ biến và thường có thể chữa khỏi ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng tắc tai kéo dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như: – Sốt – Chảy dịch tai – Mất thính lực – Mất thăng bằng
– Đau tai nặng.