Blogs Blogs

Atrás

Bệnh ho gà có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan rất cao khi tiếp xúc trực tiếp với tuyến nước bọt hay sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm của bệnh ho gà hiện nay chiếm tỷ trọng khá cao, trẻ em là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm.

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella pertussi
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella pertussi

Bệnh ho gà là bệnh gì? Đối tượng nào có thể mắc bệnh?

Bệnh ho gà là một trong những bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây nên. Bệnh ho gà thường kéo dài trong vòng vài tuần thậm chí là vài tháng. Những triệu chứng thông thường của bệnh thường xuất hiện các cơn ho dai dẳng, hắt xì hơi kèm sổ mũi và sốt nhẹ. Và những triệu chứng này sẽ bắt đầu nặng hơn sau 1 – 2 tuần nếu không có sự can thiệp của y khoa.

Đây là một bệnh lý có khả năng lây lan rất cao và tốc độ lây lan có thể trở thành một đại dịch. Và hầu hết mọi độ tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh.

Bệnh ho gà có lây nhiễm không? Lây lan theo con đường nào?

Các chuyên gia đã đưa ra lời khẳng định rằng, bệnh ho gà là bệnh lây nhiễm và lây nhiễm rất nhanh từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Và có thể xảy ra khả năng phát triển thành dịch chỉ trong một thời gian ngắn. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 – 21 ngày. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng như ho thông thường, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều lần đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ. Sau giai đoạn này, các triệu chứng thường diễn biến nặng hơn, đặc biệt là khi về đêm.

Bệnh ho gà dễ dàng lây nhiễm qua con đường tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với người mắc bệnh thông qua việc hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với đồ vật bị dính tiết dịch từ niêm mạc mũi, họng người bệnh hay thậm chí là việc nói chuyện thông thường. 

Thông qua việc hắt hơi của người bệnh, người khỏe mạnh cũng có khả năng mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp
Thông qua việc hắt hơi của người bệnh, người khỏe mạnh cũng có khả năng mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp

Hầu như mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm bệnh, nhất là anh chị em trong cùng một gia đình có người bị mắc bệnh. Đặc biệt hơn là trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi rất dễ bị lây bệnh. Bởi vì, cơ thể của trẻ còn rất nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa toàn diện, cơ thể không đủ khả năng chống chọi lại những vi khuẩn gây bệnh ho gà. Mặt khác, tốc độ mắc bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ tuổi, đồng nghĩa với việc, tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh. Một số trường hợp dù đã tiêm phòng nhưng vẫn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn ho gà. Khi đó, mức độ bệnh lý có thể nhẹ hơn và ít gây ra những biến chứng hơn.

Bệnh ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Khi có những dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh không nên thờ ơ khi bệnh đang ở mức độ nhẹ. Vì thế, người bệnh nên phát hiện bệnh sớm và nhanh chóng điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến người mắc bệnh như: viêm phế quản, viêm phế quản phổi bội nhiễm, vỡ phế nang,… Những trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà lây lan

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh luôn là lời khuyên của nhiều bác sĩ đến với cộng đồng. Để tránh mắc bệnh ho gà, bạn nên biết những biện pháp phòng ngừa bệnh tại nơi bạn sống hoặc tại nơi bạn làm việc, bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với những đối tượng mắc bệnh ho gà, đặc biệt là những người thân trong gia đình;
  • Sử dụng khẩu trang khi nhiễm bệnh hoặc sử dụng khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh;
  • Dùng tay hoặc dùng khăn giấy để che miệng mỗi khi hắt hơi;
  • Thường xuyên vệ sinh bàn tay bằng xà phòng;
  • Không sử dụng một số đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh như: bàn chải đánh răng, khăn mặt,…;
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi bạn sống, nơi bạn làm việc. Đối với trẻ nhỏ, thường xuyên làm sạch các đồ chơi của trẻ;
  • Đối với trẻ mắc bệnh ho gà, cần cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Rửa tay bằng xà phòng khi sau khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh ho gà
Rửa tay bằng xà phòng khi sau khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh ho gà

Đối với trẻ sơ sinh, tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả nhất hiện nay. Quý phụ huynh nên sắp xếp thời gian và công việc để đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm phòng vắc xin phòng bệnh ho gà theo lịch trình sau:

  • Tiêm mũi 1 – Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phối hợp Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Bạch cầu – DPT-VGB-Hib;
  • Tiêm mũi 2 – Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib;
  • Tiêm mũi 3 – Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib;
  • Tiêm mũi 4 – Trẻ em 18 đến 24 tháng tuổi: Tiêm vắc xin DPT (Ho gà – Uốn ván – Bạch cầu).

Bất kỳ mọi người đều có thể mắc bệnh nên không riêng chỉ trẻ em mới cần phải tiêm phòng. Người lớn cũng có thể tiêm phòng để ngừa bệnh ho gà. Vì vậy, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà được nhiều chuyên gia khuyên cáo
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà được nhiều chuyên gia khuyên cáo

Tóm lại, bệnh ho gà là bệnh lây nhiễm rất nhanh. Người khỏe mạnh có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh mà không có đồ dùng bảo hộ hay sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân với người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên có những biện pháp điều trị và phòng ngừa để tránh nhiễm bệnh ho gà.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Comentarios
No hay ningún comentario aún. Sea usted el primero.