Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi trẻ sơ sinh bị đi ngoài là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì và cách xử lý như thế nào cho an toàn, hiệu quả là điều mà cha mẹ cần nắm vững và lưu ý.
1. Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Thông thường, ở mỗi trẻ sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài là khác nhau, việc này phụ thuộc nhiều vào việc trẻ đang bú mẹ hay bú bình hoặc khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở từng trẻ. Tuy vậy, vẫn có một quy chuẩn nhất định để nhận biết việc trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường mà cha mẹ có thể lưu ý:
Sau khi sinh từ 6 đến 12 giờ, bé sẽ đi ngoài phân su, phân mùi vào có màu xanh đậm, sẫm, tình trạng này sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn, mỗi ngày sẽ đi ngoài khoảng từ 5 đến 5 lần, phân mềm hoặc lỏng, có ít hạt màu trắng, màu cam hoặc vàng.
Trẻ bú sữa công thức thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn, khoảng từ 1 đến 3 lần/ngày, phân mềm và có màu xanh xám, vàng nâu hoặc phụ thuộc vào sữa trẻ uống.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hay còn gọi là tiêu chảy, đây là tình trạng mà bé đi ngoài nhiều hơn mức quy chuẩn, phân lỏng hoặc rất lỏng, có nước khác với ngày bình thường. Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không:
– Số lần trẻ đi ngoài nhiều lần mức bình thường.
– Phân của trẻ có bọt.
– Khi đi ngoài tóe nước.
– Phân thay đổi màu sắc, có kèm chất nhầy hoặc máu.
– Có mùi khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi trẻ sơ sinh bị đi ngoài là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài, dưới đây là một số nguyên nhân chính mà trẻ rất dễ gặp phải:
2.1 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần do dị ứng thực phẩm
Trẻ bị dị ứng protein có trong sữa công thức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đi ngoài. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và nhạy cảm với sự thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Khi mẹ ăn nhiều đồ chiên, xào, dầu mỡ thì trẻ cũng sẽ rất dễ đi ngoài. Bởi vậy, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu.
2.2 Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng đường ruột
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột là do virus có tên gọi là Rota virus hoặc vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng như giardia. Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ sẽ bị đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, đau dạ dày hoặc sốt…
2.3 Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần. Việc trẻ dùng kháng sinh dài dài, vệ sinh không sạch sẽ hoặc mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
2.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần do một số nguyên nhân khác
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do các nguyên nhân khác gây ra như: trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tác dụng phụ của uống thuốc kháng sinh kéo dài…
Trẻ bị dị ứng protein có trong sữa công thức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đi ngoài
3. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
Việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến việc mất nước và điện giải. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, đặc biệt là trẻ mới sinh. Do đó, khi phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được xác định nguyên nhân và có phương pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng và giúp bé nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe.
– Cha mẹ cần tăng cường lượng sữa cho bé bú để bù nước và chất điện giải đã bị mất. Điều này sẽ giúp cho lượng nước và các chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị tiêu chảy được bù lại. đặc biệt, sữa mẹ còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và kháng thể tốt cho hệ miễn dịch và đường tiêu hóa của trẻ.
– Không được tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Trẻ tiêu chảy do vi khuẩn có thể nguyên nhân là do những người chăm sóc trẻ chưa được vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa và thay tã cho trẻ.
– Nếu trẻ có dấu hiệu khát sau hoặc giữa các lần ăn thì hãy báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn, bác sĩ có thể tư vấn cho trẻ uống thêm các chất lỏng có chứa chất điện giải.
– Nếu trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm, hãy lựa chọn cho trẻ các thực phẩm dễ dàng tiêu hóa như: táo, ngũ cốc, chuối….
– Bệnh tiêu chảy rất dễ lây lan nên người chăm sóc cho trẻ cũng cần lưu ý rửa sạch sẽ tay trước khi pha sữa, cho trẻ ăn cũng như khi thay tã cho trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần tuy là hiện tượng phổ biến nhưng nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến mất nước thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài quá 3 ngày kèm theo các triệu chứng bất thường cha mẹ cần đưa trẻ đến viện để phòng tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra do không được xử lý kịp thời.
Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài quá 3 ngày kèm theo các triệu chứng bất thường như: nôn ói, đau bụng, quấy khóc, sốt cao… cha mẹ cần đưa trẻ đến viện để phòng tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra do không được xử lý kịp thời.