Blogs Blogs

Atrás

Hen suyễn là gì? Triệu chứng phân theo các mức độ và cách điều trị hiệu quả

Hen suyễn là gì, các triệu chứng của từng mức độ ra sao là điều nhiều người quan tâm. Hen suyễn là bệnh mãn tính của đường hô hấp, và bệnh không lây nhiễm cho người khác. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc bệnh suyễn do nhiều nguyên nhân. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, điều đáng nói là tỉ lệ tử vong lại thường xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, trong đó có Việt Nam.

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn hay hen phế quản, bệnh suyễn được biết đến là căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả, tuy nhiên người lớn cũng có thể bị bệnh do các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt…

Khi cơn hen xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ có dấu hiệu sưng lên, viêm nhiễm và trở nên dễ kích ứng. Chính sự co thắt và viêm nhiễm làm cho đường dẫn khí bị thu hẹp lại, kết quả là giảm lưu lượng không khí vào phổi. Đến khi viêm nặng và co thắt người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, thở gấp hoặc thở khò khè rất khó chịu.

Hen suyễn là gì là bệnh lý mà nhiều người quan tâm
Hen suyễn là gì là bệnh lý mà nhiều người quan tâm

Nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản có rất nhiều, tuy vẫn chưa xác định được rõ ràng đâu là nguyên nhân chính nhưng các chuyên gia cho biết bệnh xảy đến phần lớn là do di truyền và yếu tố môi trường. Trong đó phải kể đến như:

  • Người bệnh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi, vi khuẩn, cát…
  • Bị nhiễm virus như virus RSV, cảm lạnh, cúm hay viêm phổi.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, khói bụi, khói từ xe máy, ô tô…
  • Hen suyễn có thể xuất hiện do hoạt động thể chất, tập thể dục.
  • Áp lực, căng thẳng, lo lắng.
  • Hen suyễn do thuốc, điển hình là thuốc chẹn beta, aspirin, Ibuprofen…
  • Do trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược axit.
  • Nước hoa, phụ gia thực phẩm, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, thịt bò…
  • Thời tiết, đặc biệt là những ngày có sự thay đổi cực đoan về thời tiết và nhiệt độ.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Những ảnh hưởng của hen suyễn là gì?

Hen phế quản là một bệnh liên quan đến đường hô hấp, chính vì vậy khi mắc phải người bệnh sẽ phải chịu những tác động nhất định. Cụ thể như:

  • Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày:

Các chuyên gia cho rằng, hen suyễn có thể tái phát thường xuyên. Khi đó biểu hiện sẽ là những cơn ho dai dẳng, kéo dài, nhất là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, tác động tiêu cực đến công việc, học tập cũng như mối quan hệ vợ chồng.

Hen suyễn rất dễ tái phát khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng
Hen suyễn rất dễ tái phát khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng
  • Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai:

Thông thường, ở tuần thứ 24 đến 26 mẹ bầu thường có nguy cơ mắc bệnh suyễn cao. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu thai phụ mắc hen suyễn sẽ dễ gặp các biến chứng như sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo…

Mặt khác, khi sinh con những đứa trẻ có mẹ bị hen suyễn sẽ nhẹ cân hơn trẻ bình thường.

  • Có khả năng gây tử vong, để lại biến chứng:

Hen suyễn có thể gây tử vong dù tỉ lệ tương đối thấp so với những bệnh mãn tính khác. Thế nhưng, người bệnh không vì thế mà chủ quan. Cần thăm khám sớm khi có những dấu hiệu bất thường như thở khò khè, hơi thở gấp và nhanh…

Bên cạnh đó, nếu bệnh không được phát hiện sớm, không có những phương pháp giúp kiểm soát cơn hen hiệu quả sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng như tâm phế mãn tính, viêm phế quản, khí phế thũng, suy hô hấp, tràn khí màng phổi… rất nguy hiểm.

Triệu chứng hen suyễn theo từng mức độ

Hen suyễn được chia thành nhiều mức độ nhẹ, nặng khác nhau. Và ở mỗi mức độ sẽ có triệu chứng đặc trưng riêng cũng như việc điều trị có sự khác nhau. Do vậy, bạn cần lưu ý 4 mức độ hen suyễn dưới đây để có cách khắc phục phù hợp nhất.

1. Hen nhẹ, diễn ra không thường xuyên

Với mức độ hen nhẹ và không thường xuyên này các triệu chứng bệnh sẽ rất nhẹ. Thường triệu chứng bệnh xuất hiện không quá 2 ngày trong tuần, hai đêm trong một tháng.

Đặc biệt, thể hen này không cản trở hoạt động của bạn. Nó có thể liên quan đến nguyên nhân do hoạt động gắng sức.

Triệu chứng điển hình của hen nhẹ đó là:

  • Ho
  • Người bệnh thở khò khè hoặc khi thở có tiếng rít
  • Đường hô hấp sưng viêm
  • Có nhiều đàm ở đường hô hấp.

Theo các chuyên gia, đây là thể hen phổ biến nhất. Do mức độ nhẹ nên có thể không cần điều trị.

Ho là triệu chứng điển hình của hen suyễn
Ho là triệu chứng điển hình của hen suyễn

2. Mức độ hen nhẹ nhưng dai dẳng

Đây là mức độ hen triệu chứng nhẹ nhưng xảy ra nhiều hơn 2 lần một tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh xuất hiện quá 1 lần một ngày.

Triệu chứng bệnh gồm có:

  • Thở khò khè hoặc có tiếng rít lúc thở
  • Bị ho
  • Sưng viêm ở đường hô hấp
  • Nhiều đàm (đờm) đường hô hấp
  • Bị tê hoặc đau ngực.

3. Hen trung bình dai dẳng

Với mức độ hen này thì triệu chứng bệnh sẽ xảy ra mỗi ngày, hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Người bệnh sẽ có biểu hiện bệnh ít nhất 1 đêm/ tuần.

Các triệu chứng bệnh cụ thể cũng tương tự như mức độ hen nhẹ dai dẳng, gồm:

  • Thở khò khè, có tiếng rít khi thở
  • Ho
  • Đường hô hấp sưng viêm
  • Nhiều đờm (đàm) đường hô hấp
  • Ngược có biểu hiện tê hoặc đau.

4. Mức độ hen nặng, dai dẳng

Với mức độ hen này người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bởi các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày. Biểu hiện dường như diễn ra mỗi ngày. Bạn cũng có thể phát bệnh nhiều đêm trong tuần.

Có một điều mà người bệnh nên lưu ý đó chính là hen mức độ nặng và dai dẳng thường không đáp ứng tốt với thuốc, kể cả khi bạn sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, đây là thể hen không thường gặp.

Triệu chứng hen nặng dai dẳng cũng giống các mức độ hen trên, chỉ khác là tần suất xuất hiện của các triệu chứng tăng lên, khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bất tiện.

Khi hen ở mức độ nặng và dai dẳng các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn
Khi hen ở mức độ nặng và dai dẳng các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các mức độ hen kể trên đó là:

  • Gia đình có người từng bị hen
  • Bị dị ứng
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc
  • Tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất hóa học.

Đặc biệt ở dạng hen nặng dai dẳng có thể bị tác động bởi các bệnh hô hấp, điển hình là viêm phổi.

Cách điều trị hen suyễn theo từng mức độ

Như chúng tôi đã nói ở trên, hen suyễn có nhiều mức độ và mỗi mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó, cách điều trị của 4 mức độ hen đó là:

  • Hen nhẹ, không thường xuyên:

Nếu triệu chứng không xảy ra thường xuyên người bệnh không cần phải dùng thuốc hàng ngày. Bạn có thể chỉ cần bình thuốc hít để khắc phục triệu chứng.

Trường hợp bệnh suyễn có sự liên quan đến vận động gắng sức, bạn có thể dùng thuốc hít cắt cơn trước khi luyện tập theo chỉ định của bác sĩ để ngừa triệu chứng xuất hiện.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh của bạn và kê đơn thuốc phù hợp với mức độ bạn đang gặp phải. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

  • Điều trị hen nhẹ, dai dẳng:

Thông thường với mức độ hen này bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc hít liều thấp corticosteroid. Thuốc này có tác dụng nhanh, được dùng hàng ngày.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc chống dị ứng nếu bị suyễn do kích gợi bởi các dị ứng nguyên.

Trường hợp hen suyễn nhẹ dai dẳng ở trẻ em, bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc corticosteroid cho con, phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Corticosteroid dạng hít được sử dụng phổ biến trong điều trị hen phế quản
Corticosteroid dạng hít được sử dụng phổ biến trong điều trị hen phế quản
  • Điều trị hen trung bình, dai dẳng:

So với mức độ hen suyễn nhẹ dai dẳng thì hen trung bình, dai dẳng bác sĩ sẽ kê thêm thuốc corticosteroid liều cao hơn.

Các loại thuốc hít để cắt cơn hen cũng được khuyên dùng khi có triệu chứng bệnh. Các thuốc chống dị ứng cũng có thể được kê thêm nếu bạn hen suyễn bị kích gợi bởi dị ứng nguyên.

Các bậc cha mẹ lưu ý, thuốc corticosteroid có thể dùng thêm cho trẻ trên 5 tuổi, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

  • Điều trị hen nặng dai dẳng:

Đây là mức độ hen ít gặp nhưng một khi nó xảy ra thì việc điều trị sẽ tích cực hơn, có thể dùng nhiều loại thuốc kết hợp với liều cao hơn. Các thuốc thường được sử dụng cho mức độ hen suyễn này đó là:

  • Thuốc Corticosteroids dạng hít: Bác sĩ dùng liều cao hơn so với các loại hen phế quản khác.
  • Thuốc Corticosteroids dạng uống: Dùng với liều cao hơn các loại hen khác.
  • Thuốc hít để cắt cơn cấp cứu.
  • Thuốc ngăn kích gợi cơn hen suyễn.

Ngoài các loại thuốc này người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dân gian, Đông y để khắc phục bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hi vọng rằng, từ những thông tin này bạn đã biết được hen suyễn là gì, nguyên nhân, tác hại cũng như triệu chứng ở từng mức độ. Hen suyễn có thể gây tử vong và biến chứng cho người bệnh nên bạn cần chủ động và quan tâm đến sức khỏe của mình. Khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh suyễn hãy đi khám ngay. Chúc bạn sức khỏe!

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Comentarios
No hay ningún comentario aún. Sea usted el primero.