Blogs Blogs

Atrás

Viêm Amidan Hốc Mủ Nên Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

“Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý không chỉ gây đau nhức, ngứa ngáy, phù nề, tụ mủ có mùi hôi khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc chữa trị ở giai đoạn nhẹ sẽ giúp người bệnh tránh can thiệp ngoại khoa.

Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
“Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các loại thuốc Tây thường mang lại tác dụng nhanh đối với những bệnh lý viêm nhiễm. Chính vì vậy, không ít người bệnh thắc mắc “Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?”. Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ ở mức độ nhẹ có thể kiểm soát bằng một số loại thuốc Tây. Căn cứ vào mức độ triệu chứng, đối tượng khởi phát và nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây chữa viêm amidan hốc mủ có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và liệu trình chữa trị, tránh phát sinh rủi ro.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan hốc mủ:

1. Các loại thuốc kháng sinh kiểm soát bệnh lý

Với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ do vi khuẩn, virus gây ra sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng sinh điều trị. Một số loại vi khuẩn làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng viêm amidan và amidan hốc mủ như liên cầu khuẩn, liên cầu tan huyết, haemophilus influenzae… Với từng nguyên nhân khởi phát cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

Cephalexin

Loại thuốc kháng sinh này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, ký sinh trùng. Chính vì vậy, Cephalexin được chỉ định trong chữa trị những triệu chứng các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang.

Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc kháng sinh Cephalexin sẽ được chỉ định tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Thông thường, liệu trình dùng thuốc sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Người bệnh chỉ dùng thuốc điều trị khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc.

Augmentin

Augmentin được biết đến là một trong những loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm amidan hốc mủ. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có khả năng kháng virus, chống khuẩn và nấm gây ra bệnh lý. Thông thường, thuốc Augmentin sẽ được chỉ định trong kiểm soát những biểu hiện liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản,…

Các loại thuốc kháng sinh kiểm soát bệnh lý
Với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ do vi khuẩn, virus gây ra sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng sinh điều trị

Tương tự như các loại thuốc kháng sinh điều trị khác, Augmentin được chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và đối tượng khởi phát. Thuốc chống chỉ định với đối tượng bị rối loạn chức năng thận, gan và phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.

Clamoxyl

Thuốc kháng sinh Clamoxyl có thành phần chính là amoxicilin và được điều chế dưới dạng bột pha với nước uống. Thuốc có công dụng chính là chống nhiễm trùng ở đường hô hấp do bệnh viêm amidan hốc mủ, viêm họng, viêm phế quản gây ra.

Mặc dù mang lại tác dụng chữa trị nhanh, nhưng thuốc kháng sinh Clamoxyl có nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ cao khi kết hợp với những loại thuốc khác. Do đó, loại thuốc kháng sinh này thường được chỉ định uống riêng biệt.

Penicillin G

Penicillin G thuộc nhóm thuốc kháng sinh liều mạnh. Thuốc được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ quá phát do liên cầu khuẩn B tấn công. Thuốc kháng sinh Penicillin G được điều chế dưới dạng tiêm. Do đó, việc tiêm thuốc sẽ được bác sĩ trực tiếp thực hiện, người bệnh không thể tự ý tiêm thuốc tại nhà.

2. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau trị viêm amidan hốc mủ

Nhóm thuốc này sẽ có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng nề, sốt do viêm amidan hốc mủ gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, những loại thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể khắc phục bệnh lý hoàn toàn.

Paracetamol là một trong các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu, sốt do bệnh lý gây ra. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng thuốc aspirin, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng. Thông thường, sau khi sử dụng thuốc, cơn đau nhức, sưng, sốt sẽ giảm nhanh chóng.

3. Nhóm thuốc giảm xung huyết và phù nề

Nhóm thuốc giảm xung huyết và phù nề
Hầu hết những loại thuốc này có chứa thành phần chính là Serratiopeptidase có tác dụng giảm sưng, giảm ho, cải thiện tình trạng phù nề, lom đờm hiệu quả,…

Những loại thuốc giảm xung huyết và phù nề cũng được bác sĩ kê đơn trong quá trình chữa viêm amidan hốc mủ. Hầu hết những loại thuốc này có chứa thành phần chính là Serratiopeptidase có tác dụng giảm sưng, giảm ho, cải thiện tình trạng phù nề, lom đờm hiệu quả,…

Sau khi dung nạp các loại thuốc này, người bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng đau nhức, khó chịu, phù nề và xung huyết thuyên giảm nhanh chóng. Đối với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ, thường được bác sĩ sử dụng nhóm thuốc amitase. Các loại thuốc này cũng có thể kết hợp với thuốc kháng sinh nhằm hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

4. Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi? Các loại thuốc kháng viêm

Các loại thuốc kháng viêm có công dụng chính là tiêu diệt những ổ viêm nhiễm ở amidan. Thông thường, với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng viêm như Alphachymotrypsin hoặc thuốc chứa corticoid (Prednisolon, Dexamethason, Betamethason),…

Việc sử dụng các loại thuốc steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là những trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra các biến chứng ở thận, cushing,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc.

5. Một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý

Để tăng cường hiệu quả điều trị viêm amidan hốc mủ, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ như viên ngậm, nước súc họng, xông họng,…

  • Viên ngậm: Những loại viên ngậm được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên, lành tính. Người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng các loại viên ngậm họng giúp làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy, ho hiệu quả. Đa số viên ngậm đều lành an toàn và có thể sử dụng cho hầu hết các đối tượng người bệnh (trừ trẻ em dưới 3 tuổi).
  • Nước súc họng: Hầu hết các loại súc họng có tác dụng tiêu trừ vi khuẩn trong khoang miệng, khoang họng, giúp giữ vệ sinh răng miệng, từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý, cineline, listerine,… Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất.
  • Thuốc xông họng: Theo các chuyên gia đầu ngành, các loại thuốc xông họng mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng viêm amidan hốc mủ. Đa số các loại thuốc xông họng có chứa dexamethason và gentamycin 80mg kết hợp với nhau. Mỗi ngày, người bệnh xông với thuốc từ 1 – 2 lần giúp cải thiện các triệu chứng viêm amidan hốc mủ hiệu quả.
Một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý
Để tăng cường hiệu quả điều trị viêm amidan hốc mủ, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ như viên ngậm, nước súc họng, xông họng,…

Lưu ý: Các loại thuốc Tây chữa viêm amidan hốc mủ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là trường hợp lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, để hạn chế tác dụng phụ thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp bổ sung nhiều nước lọc, các loại rau xanh, trái cây,…

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm amidan hốc mủ

Với những trường hợp viêm amidan hốc mủ ở mức độ nhẹ và vừa thường đáp ứng tốt các loại thuốc Tây điều trị. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc điều trị không theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân, mức độ các triệu chứng bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng trường hợp.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.
  • Người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ về liều lượng, tần suất sử dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc hoặc tự ý ngưng điều trị có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Tránh tình trạng kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc. Bởi điều này có thể gây tương tác thuốc, giảm hiệu quả của phương pháp điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao, thiết lập lối sống lành mạnh giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, thịt cá giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, góp phần hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” và một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý. Việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm amidan hốc mủ nhanh khỏi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, đối tượng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.


Nguồn bài viết: https://bvdkbl.vn/viem-amidan-hoc-mu-nen-uong-thuoc-gi-3850.html
Comentarios
No hay ningún comentario aún. Sea usted el primero.