Blogs Blogs

Zurück

Bị nổi mề đay có được xức dầu không?

Nổi mề đay có được xức dầu hay không là một câu hỏi mà chuyên mục chuatrimedaymanngua.com nhận được khá nhiều từ độc giả. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Mề đay là một vấn đề về da phổ biến, thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới, nhưng lại không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Bệnh sẽ được biểu hiện bởi các nốt ban đỏ có kích thước và hình dạng không giống nhau, kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Để có thể khắc phục tình trạng này, nhiều người đã dùng đến một số loại dầu bôi da. Nhưng liệu người bị nổi mề đay có được và nên xức dầu hay không? Bác sĩ sẽ giúp chúng ta giải đáp.

có được xức dầu khi bị nổi mề đay không
Nổi mề đay có được xức dầu hay không là một trong những thắc mắc hàng đầu của người bệnh.

I- Người bị nổi mề đay có được xức dầu hay không?

Trên thực tế, mề đay được chia thành nhiều dạng, bao gồm: mề đay dị ứng, mề đay vật lý, mề đay tiếp xúc, mề đay do côn trùng cắn và các đám mề đay không rõ nguyên nhân. Và tuy là một căn bệnh ngoài da nhưng khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể về chất lượng cuộc sống. Cụ thể như tâm sự sau đây.

Câu hỏi của bạn đọc:

Bài thuốc trị mề đay mẩn ngứa của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh, không tái phát lại chỉ sau 2-4 tháng điều trị. [TÌM ĐỌC NGAY]

Em xin chào các bác sĩ của chuyên mục ạ, hôm nay em gửi thư về là vì em có điều muốn được làm rõ ạ. Cách đây vài ngày, bỗng dưng em bị nổi mề đay mà không rõ nguyên nhân do đâu. Em ngứa ngáy dữ lắm, về đêm thì lại càng ngứa thêm khiến em chẳng thể nào ngủ nghỉ được. Thấy vậy, anh của em bảo là lấy dầu gió thoa vào người đi là hết ngứa ngay. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em có nên làm như cách anh ấy bày cho không ạ?

(Lê Kim Hương – Vũng Tàu).

Để có thể gửi đến lời giải đáp chính xác nhất, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với các bác sĩ thuộc bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh. Nói về vấn đề này, các bác sĩ cho biết: Mề đay là một dạng bệnh ngoài da có nguyên nhân xuất phát từ bên trong. Vì vậy mà hầu hết các tác động từ bên ngoài chỉ có khả năng làm giảm cảm giác ngứa rát, chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Về việc người bị nổi mề đay có thể thoa dầu gió được hay không, chúng ta còn phải xem xét xem đó là loại dầu gì. Nếu là dầu gió trị các chứng cảm ho thì có thể dùng được, nhưng với lượng vừa phải. Còn với các loại dầu có khả năng sát khuẩn cao, dầu đặc trị xoa bóp thì tốt nhất bệnh nhân không nên bôi lên da để tránh các tổn thương không đáng có.

→ Tuy nhiên, có một loại dầu được nhiều người chia sẻ về khả năng làm giảm các triệu chứng của mụn nhọt, mụn trứng cá và đặc biệt là nổi mề đay. Đó chính là tinh dầu tràm trà (Tea tree oil).

nổi mề đay được xức loại dầu nào
Có một số loại dầu gió mà người bị nổi mề đay có thể bôi da được, số khác thì không.

Nguyên nhân dẫn đến công dụng này của tinh dầu tràm trà là vì nó có tính sát khuẩn ở mức độ phù hợp và làm dịu đi những cơn ngứa ở người bị nổi mề đay. Hành động dùng tay để gãi sẽ khiến cho các đám mề đay lan rộng ra, thay vào đó bạn có thể dùng loại tinh dầu này để thoa lên vùng da đang bị tổn thương. Chất Terponeol trong tinh dầu tràm trà cũng an toàn cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai, mùi hương rất dễ chịu.

Bệnh nhân mề đay sử dụng tinh dầu tràm trà theo 2 bước sau đây:

  • Bước 1: Dùng nước mát hoặc khăn bông sạch thấm nước để vệ sinh vùng da đang bị ngứa vì mề đay.
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt dầu tràm trà lên đầu ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng lên da, trong khi thoa nhớ massage để các dưỡng chất trong tinh dầu có thể ngấm sâu vào da, sát khuẩn và giảm ngứa.

Thường xuyên xức dầu tràm trà vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối sẽ giúp cho tình trạng mề đay trên da bạn giảm ngứa và giảm lây lan một cách đáng kể.

II- Người bị nổi mề đay có thể làm gì để giảm triệu chứng của bệnh?

Bên cạnh việc chọn lựa loại dầu có thể bôi da, bệnh nhân bị mề đay cũng cần ghi nhớ những biện pháp chăm sóc tại nhà. Những cách làm này sẽ giúp giảm dần dần các triệu chứng của bệnh mề đay.

  • Chườm mát bằng khăn lạnh

Bạn có biết, độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh và ngăn ngừa sự lây lan của mề đay. Chỉ cần ngâm khăn mềm trong nước lạnh, pha thêm vài giọt dầu tràm trà vào sau đó vắt đi 1/2 nước là bệnh nhân đã có thể đắp lên vùng da bệnh. Thời gian cần thiết để thực hiện cách này là 30 phút.

  • Vệ sinh da toàn thân thường xuyên và đúng cách

Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng da hoặc nổi mề đay thì cần phải kiêng nước. Đó là một quan niệm sai lầm, vì nếu bệnh nhân không được giữ vệ sinh da thì không những mề đay gia tăng mà các bệnh về da như viêm da dị ứng, nhiễm khuẩn da sẽ có điều kiện hình thành và phát triển mạnh.

Vệ sinh cơ thể hàng ngày cũng sẽ giúp loại bỏ một số tác nhân gây mề đay và giúp da thông thoáng hơn. Lưu ý, người đang bị nổi mề đay không nên tắm bằng nước nóng.

những việc người nổi mề đay nên làm
Vệ sinh cơ thể đúng cách là điều mà bệnh nhân nổi mề đay cần biết.
  • Chủ động chọn ăn những thực phẩm có tính mát

Một vài món ăn đơn giản có thể làm dịu đi những cảm giác khó chịu do mề đay gây ra từ bên trong. Để có thể thực hiện được món canh được mệnh danh là “mát nhất trong các loại canh”, người bệnh chỉ cần chuẩn bị mướp non, rau sam, râu ngô, mã thầy và nấu ở dạng canh. Khi nấu cần lưu ý không thêm gia vị gì ngoài 1 muỗng cafe muối cho mỗi 500ml nước canh.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kết hợp sinh ý, dĩ nhân, bột mã thầy (mỗi thứ liều lượng bằng nhau), nghiền thành bột mịn và đem đi nấu cháo; hoặc uống trà bí xanh cũng rất mát và tốt cho sức khỏe.

  • Sử dụng một số loại kem bôi da

Hầu hết các loại kem bôi được cho là có thể chữa được mề đay đều hoạt động với cơ chế kháng khuẩn, làm dịu da như dầu tràm. Tuy nhiên, người bệnh hãy tránh xa các thuốc bôi có chứa chất Corticoid. Chất này tuy có thể giảm ngứa, giảm mẩn đỏ nhưng lại gây ức chế hệ miễn dịch, làm mỏng da và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Giảm ngứa mề đay theo kinh nghiệm dân gian

Có khá nhiều bài thuốc trị mề đay dựa theo những kinh nghiệm dân gian mà bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng. Phương pháp này cho ra hiệu quả và mức an toàn khá cao. Các nguyên liệu thường dùng như lá khế, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá, rau má…và dùng theo cách nấu nước tắm là chủ yếu.

→ Như vậy, việc nổi mề đay có được xức dầu không còn phụ thuộc vào loại dầu và cách dùng của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ Da liễu. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Dung Nguyễn

Có thể bạn quan tâm:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuatrimedaymanngua.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-chua-tri-noi-man-ngua-o-tre.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/bi-di-ung-bot-ngot-phai-lam-sao.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cham-soc-dung-cach-lan-da-bi-di-ung-my-pham.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cac-loai-benh-ngoai-da-thuong-gap-va-cach-chua-tri.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/da-bi-noi-man-do-ngua-khap-nguoi.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/vi-sao-bi-benh-phat-ban-do-tren-da.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/benh-cham-biu-co-lay-khong.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/nhung-nguyen-tac-su-dung-thuoc-chong-di-ung-can-luu-y.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-dieu-tri-noi-me-day-cap-tinh-va-man-tinh.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/dang-bi-noi-day-co-duoc-tam-khong.html

Kommentare
Noch keine Kommentare. Seien Sie der Erste.