Buồng trứng đa nang là bệnh lý phụ khoa phổ biến hiện nay và liên quan đến nội tiết tố. Đây còn được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Để chị em hiểu rõ hơn về bệnh nội dung bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang (hội chứng buồng trứng đa nang), có tên tiếng Anh: Polycystic ovary syndrome (PCOS) hay hội chứng Stein-Leventhal, đa nang buồng trứng. Đây là một rối loạn nội tiết, xuất hiện khi trong cơ thể người phụ nữ có nhiều hormone sinh dục nam, trong khi đó lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể không đủ.
Đặc trưng của hội chứng này là trong buồng trứng lớn của người phụ nữ xuất hiện nhiều nang nhỏ (thường dưới 10mm) và chúng chỉ được phát hiện qua hình ảnh siêu âm.
Hội chứng này hiện nay đang ảnh hưởng tới 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, các chuyên gia đánh giá đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Hội chứng này có hai dạng, đa nang buồng trứng 2 bên và đa nang buồng trứng 1 bên. Cụ thể:
Đa nang buồng trứng 1 bên: Là tình trạng 1 bên buồng trứng của nữ giới xuất hiện các nang nhỏ và một bên buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên trường hợp này rất ít gặp. Trường hợp này người bệnh vẫn có thể mang thai tự nhiên nhưng chu kỳ kinh thất thường.
Đa nang buồng trứng 2 bên: Về bản chất đa nang buồng trứng 2 bên cũng giống như đa nang buồng trứng thông thường. Tuy nhiên, lúc này các nang nhỏ xuất hiện ở cả 2 bên buồng trứng. Người bệnh cũng có thể mang thai khi mắc bệnh tuy nhiên tỉ lệ sẽ thấp hơn so với không mắc bệnh.
Theo đó, dù được chẩn đoán đa nang buồng trứng 1 bên hay 2 bên chị em cần sớm điều trị để cải thiện chức năng sinh sản và tránh những biến chứng không mong muốn.
Dấu hiệu buồng trứng đa nang điển hình nhất
Theo sự thay đổi hormone của mỗi người thì triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể quan sát cũng như nhận biết những biểu hiện lạ, bất thường của cơ thể như:
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh không đều, ngắn/ thất thường, có thể kéo dài trên 35 ngày; kinh loãng, máu kinh có màu đen, mất kinh…
- Tăng cân, béo phì: Khoảng 80% phụ nữ mắc bệnh có dấu hiệu béo phì, tập trung ở bụng.
- Gặp vấn đề về da: Nổi mụn ở mặt, ngực, lưng… Bên cạnh đó còn xuất hiện vùng da màu đỏ, nâu nhạt, đen ở vùng da cổ, ngực, đùi…
- Rụng tóc, rậm lông: Thường rậm lông ở mặt (nhất là ria mép), cằm, ngực, ngón tay, ngón chân. Ngoài ra, người bệnh còn hay bị rụng tóc, hói đầu.
- Mệt mỏi, gặp vấn đề về giấc ngủ: Người bệnh gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, có thể bị ngưng thở khi ngủ.
- Đau lưng dưới, đau bụng, đau vùng chậu: Những vùng này xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau từ nhẹ đến dữ dội, gần giống đau bụng kinh.
- Gặp khó khăn khi mang thai/ hiếm muộn: Nếu như người đã kết hôn, sinh hoạt tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai nhưng không có thai.
Ngoài ra, thông qua quá trình kiểm tra, siêu âm người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác như:
- Không có nang trứng lớn, kích thước đồng đều nhau
- Chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) cao Đây là giải pháp cho bạn!!!Xem ngay