Blocs Blocs

Vés enrere

Viêm âm đạo khi mang thai: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả và một số lưu ý cần nhớ


Viêm âm đạo khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng như: Dịch tụ màng nuôi, đục ối, co bóp tử cung dẫn tới sinh non,… Vậy nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo khi mang thai là do đâu? Điều trị bằng thuốc và cách nào hiệu quả? Mời độc giả tìm hiểu thông tin trong bài viết.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai

Theo điều tra y tế, tại Việt Nam, có khoảng 90% chị em phụ nữ khi mang thai mắc viêm âm đạo. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp như sau:

  • Hooc môn trong cơ thể tăng lên: Trong giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ phải chịu sự thay đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến mất cân bằng độ PH trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Quan hệ tình dục trong giai đoạn mang bầu: Bác sĩ sản khoa không khuyến khích kiêng quan hệ trong thời kỳ 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, vợ chồng sinh hoạt thì nhẹ nhàng và sử dụng bao cao su. Bởi lẽ, tinh trùng đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ khiến tử cung co bóp và môi trường âm đạo có nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao.
  • Mẹ bầu từng mắc viêm âm đạo: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây viêm âm đạo khi mang thai. Trước khi mang bầu mẹ từng mắc viêm âm đạo sẽ có tỉ lệ tái phát cao hơn phụ nữ khỏe mạnh.
  • Sử dụng quần lót ôm sát cơ thể: Khiến mồ hôi và dịch âm đạo tiết ra càng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín ở mẹ bầu.
Trong thời gian mang thai chị em rất dễ bị viêm âm đạo
Trong thời gian mang thai chị em rất dễ bị viêm âm đạo

Dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai

Cũng tương tự như viêm âm đạo thông thường, thai phụ cũng có thể gặp các triệu chứng bệnh như ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch bất thường. Cụ thể như:

  • Vùng kín của mẹ bầu bị đau, rát, khó chịu, hoặc sưng tấy ở phía ngoài âm đạo.
  • Mẹ bầu đi tiểu thường xuyên và tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Mẹ bầu khi nhiều khí hư màu trắng đục như bã đậu ở đáy quần lót, mùi hôi khó chịu.
  • Khí hư có sự thay đổi về màu sắc, tính chất như chuyển màu vàng và có mùi hôi tanh khiến mẹ bầu phải thường xuyên thay quần lót.
  • Viêm âm đạo khi mang thai có thể khiến mẹ bầu ra máu bất thường khi mang thai, gây nguy hại cho thai nhi.

Nếu mẹ bầu gặp phải những triệu chứng trên hãy đến ngay các cơ sở thăm khám sản khoa để tư vấn và điều trị kịp thời.

Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Đây là một câu hỏi mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng quan tâm khi mắc viêm âm đạo khi mang thai. Bác sĩ đã khuyến cáo rằng đa số bệnh nhiễm trùng bên trong đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Viêm âm dạo khi mang thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
Viêm âm dạo khi mang thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Theo đó, bác sĩ đã chỉ ra những 3 ảnh hưởng của viêm âm đạo khi mang thai với thai phụ và thai nhi như:

Đối với người mẹ:

  • Viêm âm đạo gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu luôn có cảm giác ngứa, buốt khó chịu, tâm trạng bất ổn.
  • Gây tổn hại trực tiếp đến thai nhi khiến khả năng xảy ra những bất thường tăng cao trong thời gian mang thai và trong khi sinh.
  • Nghiêm trọng hơn, bệnh lý khiến kích thích chuyển dạ sớm, sinh non hoặc sảy thai.

Đối với thai nhi:

  • Viêm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn nấm gây nên sẽ khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non.
  • Thai nhi có thể bị lây các bệnh qua đường tình dục như: HIV, Giang Mai,…
  • Nếu sinh thường, mẹ có thể lây nhiễm nấm sang cho trẻ.
  • Một số loại vi khuẩn gây viêm âm đạo khiến cho thai nhi có thể bị nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng, viêm phổi.
  • Vi khuẩn lậu có trong viêm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ hoặc nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm âm đạo ở mẹ bầu

Viêm âm đạo khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chị em cần nhận biết bệnh sớm để kịp thời được tư vấn về cách điều trị phù hợp. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại cùng nền y học cổ phương đã đưa ra nhiều phương pháp, phác đồ điều trị viêm âm đạo khi mang thai cho mẹ bầu. Điển hình là các cách sau đây:

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng phương pháp Tây Y

Hiện nay, phương pháp Tây y là lựa chọn hàng đầu của chị em phụ nữ khi mắc viêm âm đạo. Tuy nhiên, vì trong thời kỳ mang thai nhạy cảm, bác sĩ sẽ kê cho chị em những loại thuốc chỉ dành riêng cho bà bầu, hạn chế tối đa nguy hiểm tới thai nhi. Một số loại thuốc được chỉ định như sau:

  • Thuốc Miconazol: Khi viêm âm đạo ở giai đoạn đầu, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc này. Đây là thuốc đặt âm đạo có tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế dịch tiết âm đạo tiết ra ngoài cơ thể.
  • Thuốc Clotrimazole: Thuốc này có công dụng mạnh hơn miconazol nên bác sĩ sẽ cho mẹ bầu sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 2. Việc sử dụng dòng thuốc này cần được kê theo đơn chỉ định và đúng liều lượng.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây y, chị em cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng phương pháp dân gian 

Thời xưa, các bà các mẹ đã sử dụng một số phương pháp điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng phương pháp dân gian như: Lá trầu không, lá trà xanh, nước muối pha loãng, ngải cứu, lá húng quế, đậu bắp, tỏi… Cụ thể:

  • Lá trầu không: Chuẩn bị từ 10-15 lá trầu không, rửa sạch bằng nước và để ráo nước. Pha lá trầu không với nước đun sôi để nguội sau đó dùng nước rửa âm đạo. Sau khi rửa xong thì lau sạch âm đạo bằng khăn khô, mềm. Thực hiện 2-3 lần/ tuần.
Lá trầu không là phương pháp chữa viêm âm đạo quen thuộc
Lá trầu không là phương pháp chữa viêm âm đạo quen thuộc
  • Lá trà xanh: Sử dụng lá trà xanh cũng tương tự như lá trầu không. Tuy nhiên, công dụng của lá trà xanh xay nhuyễn còn có thể đắp mặt giúp các mẹ bầu giảm mụn trong thời gian mang bầu, cải thiện sắc đẹp làn da.
  • Nước muối pha loãng: Mẹ bầu pha nước đun sôi để nguội với hai thìa muối tinh khiết, khuấy đều lên dùng để vệ sinh vùng âm đạo. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Ngải cứu: Mẹ bầu chuẩn bị 20g ngải cứu khô đổ vào 300ml nước, sau đó đun sôi để xông vùng kín. Sau khi xông xong, nước ngải cứu ấm hơn, mẹ bầu có thể dùng rửa vùng kín. Rửa liên tục 5 ngày trong tuần.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng lá húng quế, đậu bắp, tỏi… để thực hiện chăm sóc vùng kín, giảm triệu chứng viêm âm đạo.

Việc sử dụng phương pháp dân gian sẽ giúp chị em dễ chịu hơn lại an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, chị em lưu ý là không được lạm dụng, để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền 

Hiện nay, Y học cổ truyền là phương pháp không thể thiếu trong chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo. Các loại thuốc Đông y có thể được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như các viên thuốc uống dạng viên, thuốc ngâm rửa, thuốc bột, thuốc uống thang… nhằm dễ dàng cho mẹ sử dụng.

Đông y là biện pháp an toàn đẩy lùi viêm âm đạo cho mẹ bầu
Đông y là biện pháp an toàn đẩy lùi viêm âm đạo cho mẹ bầu

Một số thành phần thuốc Đông y có thể sử dụng cho mẹ bầu như: Hoàng bá, Ích mẫu, Đương quy, Trinh nữ hoàng cung, Bạch thược, Kim ngân hoa, Đan sâm, Xa tiền tử, Sa sàng tử, Liên nhục…

Được đánh giá là phương pháp chữa viêm âm đạo an toàn, lành tính lại giúp tăng cường sức đề kháng bồi bổ cơ thể, Đông y ngày càng được chị em sử dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc Đông y, mẹ bầu cũng cần được thăm khám, nghe tư vấn của các bác sĩ sản khoa để tránh được những rủi ro cho sức khỏe.

Cách phòng ngừa viêm âm đạo cho mẹ bầu

Sau khi đến các cơ sở y tế để thăm khám, mẹ bầu cần phải sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời chị em hãy lưu ý thực hiện một số điều sau để vừa phòng bệnh vừa hỗ trợ điều trị được tốt nhất:

  • Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát, dễ chịu vùng bụng, nên chọn đồ lót được làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên để không làm “cô bé” bị bí bách, ẩm ướt.
  • Vệ sinh vùng kín 2 lần/ 1 ngày, vào buổi sáng khi ngủ dậy và trước khi tắm. Khi vệ sinh không thụt rửa âm đạo và sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp.
  • Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn trong suốt giai đoạn mang thai.
  • Bổ sung các sản phẩm lợi khuẩn như: sữa chua, bào tử lợi khuẩn, rau xanh, trái cây… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như sữa chua để tăng sức đề kháng
Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như sữa chua để tăng sức đề kháng
  • Không mặc chung đồ lót với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Giảm lượng đường để giảm khả năng tiểu đường thai kỳ.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên với bài tập phù hợp như đi bộ, yoga.. để giúp tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ và ngăn ngừa bệnh tật.

Viêm âm đạo khi mang thai là một bệnh lý không khó chữa, nhưng trong thời gian nhạy cảm thì mẹ bầu tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!

Đóng

Nguồn nội dung: https://bacsidothanhha.com/viem-am-dao-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-hieu-qua-va-mot-so-luu-y-can-nho.html
Trang chủ: https://bacsidothanhha.com/
Comentaris
Encara no hi ha cap comentari. Vull ser el primer.