Blocs Blocs

Vés enrere

Nên làm gì khi bị dị ứng nha đam? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Bạn đang đối mặt với tình trạng dị ứng nha đam thì cần “bỏ túi” những phương pháp điều trị bằng các bước đơn giản để giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn đỏ…

Nha đam là thảo dược chuyên dùng để làm đẹp, bạn sẽ hiếm khi gặp dị ứng nhưng không phải là hoàn toàn không gặp. Do đó bạn nên dùng các biện pháp sau để tránh dị ứng biến chứng nghiêm trọng:

I. Những phương pháp điều trị dị ứng nha đam bạn nên áp dụng

Nha đam là “thần dược” mà các chị em phái đẹp vẫn thường truyền tai nhau để chăm sóc da mặt. Bên trong nha đam có chứa khá nhiều các vitamin và khoáng chất nhằm ngăn ngừa lão hóa da, tái sinh tế bào biểu bì và hình thành các mô da mới.

Dị ứng nha đam
Dị ứng nha đam tuy không hiếm gặp những vẫn xảy ra ở người có cơ địa dị ứng.

Ngoài ra, nha đam còn giúp bạn cung cấp độ ẩm để da dễ đàn hồi và xòa mờ vết nhăn hiệu quả, giúp se khít lỗ chân lông, kháng viêm và điều trị mụn hiệu quả.

Đọc thêm: Cách trị dị ứng da mặt bằng khổ qua siêu tốt và an toàn

Tuy nhiên, nếu cơ địa bạn bị dị ứng thì không thích hợp để sử dụng nha đam, tình trạng dị ứng xuất hiện sau vài phút khi bạn bôi nha đam lên da. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và nguồn gốc xuất xứ nha đam. Khi bị dị ứng thì nên ngưng sử dụng ngay và hãy tiến hành chữa dị ứng nha đam bằng các biện pháp sau đây:

1. Nước muối sinh lý

Đầu tiên thì bạn cần phải loại bỏ lớp dịch nha đam còn lại trên da, ngăn ngừa các thành phần từ nha đam thấm vào da. Bạn nên rửa mặt qua với nước sạch, sau đó lau khô và tiếp tục dùng nước muối sinh lý để rửa mặt nhằm sát khuẩn, lấy những bã nhờn và hoạt chất nha đam ra khỏi lỗ chân lông.

Bạn có thể ra các tiệm thuốc Tây gần nhà để mua dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để sát khuẩn và rửa mặt chống dị ứng nha đam. Ngoài ra, bạn có thể tự pha nước muối theo tỷ lệ 9g muối và 1 lít nước dùng để rửa mặt dần.

2. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Bạn nếu bị dị ứng nha đam mức độ nặng, cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và xác định mức độ bệnh. Từ đó tiến hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp để giảm thiểu biến chứng và ngứa ngáy trên da:

  • Thuốc uống: Thường dùng các loại thuốc kháng lại hoạt chất Histamine để điều trị tình trạng nhiễm trùng da, cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn ngứa. Tuy nhiên, các loại thuốc chữa dị ứng thường có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên tốt nhất là người bệnh nên dùng vào buổi tối để dễ ngủ hơn.
  • Thuốc bôi: Bác sĩ sẽ ra toa thuốc cho bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc mỡ, thuốc chứa thành phần hoạt chất Corticoid để giảm tình trạng sưng và dị ứng trên da cho bệnh nhân.

Việc dùng thuốc chữa dị ứng cần bệnh nhân phối hợp điều trị, kiên trì áp dụng và tránh tự ý gia giảm, thay đổi liều lượng thuốc để không gây những biến chứng đáng ngại, khiến tình trạng dị ứng ngày càng nghiêm trọng.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu

Tình trạng da của bạn gặp những biến chứng khi dùng nha đam, lúc đó bạn nên bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu cho da như rau xanh, các loại trái cây tươi để cung cấp dưỡng chất cho da phục hồi bên trong, đào thải các dị nguyên gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, các chất kích thích… để tránh cho tình trạng dị ứng da không biến chứng nghiêm trọng thêm.

4. Uống thêm nước

Khi bị dịị ứng nha đam không thể bỏ qua khâu quan trọng là uống nhiều nước. Việc này vừa giúp ổn định mọi chức năng của cơ thể, vừa giúp thúc đẩy quả trình trao đổi chất diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi.

dị ứng nha đam nên uống nhiều nước
Khi bị dị ứng nha đam nên uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tốc và giảm thiểu ngứa ngáy.

Bệnh nhân khi bị dị ứng nha đam nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để có thể tăng cường đào thải các hoạt chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể, loại bỏ bớt các chất thải độc hại, nhằm cung cấp độ ẩm và duy trì hoạt động ổn định của màng tế bào biểu bì nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng của da.

II. Những lưu ý khi dùng nha đam tránh dị ứng

Việc dùng nha đam đúng cách và phù hợp với cơ địa giúp bạn giảm thiểu được tình trạng dị ứng. Từ đó cải thiện được sức khỏe của làn da khá hiệu quả, do đó khi dùng nha đam, bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Chỉ dùng phần gel nhờn ở trong lá nha đam, nên loại bỏ hoàn toàn các phần vỏ xanh để tránh da bị kích ứng.
  • Nếu bạn dùng lần đầu, mà không biết bản thân có dị ứng với nha đam hay không thì bạn hãy dùng trên một vùng da nhỏ xem có những phản ứng kích thích hay không rồi hãy dùng tiếp những vùng da còn lại.
  • Bạn không nên quá lạm dụng nha đam để làm đẹp, hãy sử dụng khoảng 3 lần trên tuần để da hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và không gây bít kín lỗ chân lông khiến da xuất hiện mụn viêm.
  • Khi dùng nha đam, bạn nên bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại như ánh nắng mặt trời, khói bụi, bức xạ, ô nhiễm… để tránh kích ứng da gây ngứa ngáy.

Mong rằng những thông tin vừa được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chữa dị ứng nha đam hiệu quả, tìm được cách chữa phù hợp và giảm những lo lắng về tình trạng da của mình.

Chúc bạn nhanh bình phục!

Xuân Hồng

Đọc thêm thông tin:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuatrimedaymanngua.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-chua-tri-noi-man-ngua-o-tre.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/bi-di-ung-bot-ngot-phai-lam-sao.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cham-soc-dung-cach-lan-da-bi-di-ung-my-pham.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cac-loai-benh-ngoai-da-thuong-gap-va-cach-chua-tri.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/da-bi-noi-man-do-ngua-khap-nguoi.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/vi-sao-bi-benh-phat-ban-do-tren-da.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/benh-cham-biu-co-lay-khong.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/nhung-nguyen-tac-su-dung-thuoc-chong-di-ung-can-luu-y.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-dieu-tri-noi-me-day-cap-tinh-va-man-tinh.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/dang-bi-noi-day-co-duoc-tam-khong.html

Comentaris
Encara no hi ha cap comentari. Vull ser el primer.