Blocs Blocs

Vés enrere

Hành trình đến với Y học cổ truyền


Nghề bác sĩ là một nghề đặc biệt, ở đó không có “đất” dành cho sự tư lợi, tranh giành, bon chen và đố kị mà chỉ có sự hy sinh, cống hiến và đồng cảm với nỗi đau của đồng loại. Khi bạn bị người đời trách móc, đừng vội nóng nảy và tức giận, cũng chẳng cần phải thanh minh vì bổn phận của bạn là phục vụ và giúp đỡ người khác, làm theo cái tâm của chính bản thân mình.

Xem thêm: Những người thầy trong tim tôi cho tôi có động lực và thêm “yêu nghề”

Tôi bắt đầu tiếp cận với Y học cổ truyền từ thuở nhỏ. Khi ấy việc chữa trị bằng Tây y chưa quá phổ biến như bây giờ, mọi chứng bệnh của tôi đều được “bác sĩ mẹ” trị khỏi bằng các bài thuốc từ cỏ cây, hoa lá quanh nhà. Ho thì mẹ hấp mật ong với quất, húng chanh, sốt là lại có ngay một bát nước rau diếp cá…

Cuộc sống tưởng chừng cứ thế êm trôi, tôi chẳng thể ngờ bất chợt một ngày, bão giông bỗng từ đâu ập đến. Căn nhà bé nhỏ ấm áp của tôi bị đảo lộn bởi tin dữ: Bố tôi bị mắc bệnh ung thư. Hồi đó, tôi còn quá nhỏ để biết ung thư là gì nhưng qua sự sợ hãi của mẹ, tâm trạng suy sụp của bố, tôi hiểu rằng đây là căn bệnh nguy hiểm vô cùng.

Tôi đã được tiếp xúc với y học cổ truyền từ ngày còn rất nhỏ
Tôi đã được tiếp xúc với y học cổ truyền từ ngày còn rất nhỏ

Vì khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối, hàng ngày bố tôi phải đối mặt với những cơn đau hành hạ. Chữa trị khắp trong ngoài nước, ai mách gì mẹ tôi cũng cố gắng đưa bố đến xem sao, nhưng tất cả đều vô vọng. Mọi phương pháp gần như không cải thiện được gì cho tình trạng bệnh của bố tôi, thay vào đó, những cơn đau đến ngày một nhiều và ngày càng dữ dội.

Nép sau cánh cửa nhìn bố vật vã với cơn mỗi ngày, lòng tôi đau như cắt. Mẹ thì sau mỗi lần đau của bố, đều lén ra khỏi phòng ngồi khóc nấc từng hồi. 

6 tháng sau khi phát hiện bệnh, bố tôi ra đi mãi mãi. Cảm giác nhìn người mình yêu thương bỗng chốc ra đi khiến trái tim tôi đau như bị bóp nghẹt từng hồi. Bên linh sàng của bố, tôi tự hứa với lòng nhất định phải theo học nghề y để chăm sóc sức khỏe con người, để những người thân quanh mình luôn được an yên, mạnh khỏe.

Thời gian chữa bệnh cũng vắt kiệt gia đình tôi về kinh tế, trước giờ gần như đặt hoàn toàn trên vai bố. Mẹ tôi một mình tần tảo nuôi 5 người con, chấp nhận làm mọi công việc tay chân nặng nhọc để chúng tôi được ăn học nên người. Ngoài thời gian học trung học, hồi đó tôi cũng bắt đầu nhận những việc nhỏ về làm thêm, khi thì đan len, khi thì dán đèn lồng, làm việc vặt để phụ mẹ về kinh tế.

Không quên lời hứa khi bố mất, mỗi khi có thời gian rảnh rỗi tôi đều lao vào học. Năm 1976, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi thi và đỗ vào Đại học Y Hà Nội. Vừa học vừa tìm hiểu, tôi ấn tượng và và bị cuốn hút bởi vốn tri thức huyền diệu từ Đông y, phương pháp không chỉ điều trị bệnh mà còn coi việc nâng cao sức khỏe, thể trạng con người làm cái gốc.

Sau 4 năm học kiến thức chung, tôi quyết định chọn theo học chuyên ngành Y học cổ truyền. Tốt nghiệp Đại học, tôi được phân về công tác tại Khoa Phụ, bệnh viện Y học cổ truyền TW.

Thật sự thời điểm ban đầu, tôi thấy mình hụt hẫng. Thứ tôi mong muốn nhất khi chọn học ngành Y là được chữa bệnh cứu người, làm lĩnh vực phụ khoa liệu làm sao giúp được tôi hoàn thành tâm nguyện? Nhưng không, chỉ sau một thời gian làm việc ngắn, tôi nhận ra mình đã suy nghĩ sai lầm.

Sau khi tốt nghiệp tôi được phân công tác tại chuyên khoa Phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Sau khi tốt nghiệp tôi được phân công tác tại chuyên khoa Phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nhờ sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của cô Nguyễn Ngọc Lâm – Trưởng khoa Phụ cùng các bậc tiền bối đi trước, đồng thời chứng kiến những bệnh nhân chuyển biến tốt từng ngày, tôi thấy công việc của mình thật nhiều ý nghĩa. Tôi hạnh phúc khi bệnh nhân của mình không còn phải chịu những nỗi đau, nước mắt tôi rơi khi thấy họ vui sướng tột cùng phút biết tin mình được làm cha, làm mẹ. Tôi thấy tự hào khi được gọi với cái tên thân thương: Bác sĩ Hà.

Đâu phải cứ cứu người mới là cao cả, làm cho phụ nữ được khỏe mạnh, tự tin, hạnh phúc cũng khiến tôi thấy lòng mình vui sướng, tự hào. 

Trong khi đang học tiếp chương trình thạc sĩ tại Việt Nam, năm 1995, tôi vinh dự là 1 trong 2 đại diện Việt Nam cử đi học chương trình Thạc sĩ Trung y dược tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Đây cũng là nơi giúp tôi mở mang vốn kiến thức của mình rất nhiều. Vốn tư liệu phong phú, kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của các thầy thuốc tại đây có rất nhiều điều để tôi học hỏi. Về Việt Nam sau 4 năm học tập, tôi đã áp dụng những kiến thức được học vào thực tế, đồng thời thực hiện thêm nhiều đề tài nghiên cứu để áp dụng trong điều trị, tiêu biểu trong số đó có: Đề tài điều trị viêm phần phụ, Nghiên cứu cách giữ thai bằng thuốc y học cổ truyền; Nghiên cứu chuyên sâu kỹ thuật ứng dụng châm cứu bấm huyệt điều trị các chứng bệnh hậu sản…

">“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”, thế nên còn có mặt trên đời tôi còn mong mỏi được thực hiện sứ mệnh làm “Người trao hạnh phúc”.

Xem Thêm: Về tôi Bác sĩ Đỗ Thanh Hà “Người trao hạnh phúc”


Nguồn nội dung: https://bacsidothanhha.com/hanh-trinh-den-voi-y-hoc-co-truyen.html
Trang chủ: https://bacsidothanhha.com/
Comentaris
Encara no hi ha cap comentari. Vull ser el primer.